này phải cố gắng thanh tẩy chính mình và quay trở
lại cái TÔI VÔ HẠN. Theo đó thuyết duy tâm này có
các lý tưởng luân lý, cũng như các ý niệm. Hegel
luôn chỉ trích thuyết duy tâm này: chẳng hạn, Hegel
xem Kant là một nhà duy tâm CHỦ QUAN, và bác
bỏ khẳng quyết của Kant rằng chúng ta chỉ có thể có
tri thức về các hiện tượng đơn thuần; Hegel bác bỏ
vật-tự-thân, điều ông đã nhận ra trong cái không-Tôi
của Fichte, cũng như trong Kant; và Hegel bác bỏ bất
kỳ lý tưởng nào mà chúng ta PHẢI đạt được. Nhưng
thuyết duy tâm của Hegel cũng bao hàm ba phương
diện: bản thể học, nhận thức luận và thực hành.
Hegel không phải là một nhà duy tâm chủ quan:
ông không tin rằng các đối tượng xét như đối tượng,
hay như chúng ta biết, chính là hay được mang lại
bởi các biểu tượng cảm tính của tôi hay chúng ta.
Một học thuyết như vậy không thể đánh giá đúng sự
phụ thuộc của tinh thần hữu hạn vào tự nhiên. Nhưng
trên hết, nó là một học thuyết trống rỗng: nó nói cho
chúng ta về cương vị bản thể học của các đối tượng
và các ý niệm, nhưng không nói cho ta điều gì về nội