Thuyết duy tâm của Hegel, giống như lòng tin
của ông vào Thượng Đế, là hàm hồ: chẳng hạn,
khẳng định số 5 có thể được diễn giải như một học
thuyết duy linh triệt để hay như một học thuyết tương
đối khiêm tốn về cấu trúc mang tinh khái niệm của
thế giới và về sự phát triển mang tính lịch sử của
nhân loại. (Cầu nối giữa hai cách diễn giải này có thể
là: theo quan điểm của Hegel, cái lõi của cái tự ngã
chính là một hệ thống các khái niệm). Mặc dù Hegel
thường trình bày thuyết duy tâm như là bao hàm cả
quan điểm rằng các sự vật hữu hạn, vì chúng sẽ tiêu
vong, nên đơn thuần là VẺ NGOÀI (Schein) và
không HIỆN THỰC, nhưng thuyết duy tâm của
Hegel tương thích với, và thậm chí sẽ dẫn đến thuyết
duy thực, ít nhất là đối với những thực thể đã được
nâng cao như các sinh thể hữu cơ và nhà nước.Việc
ông ngần ngại phân biệt, giống như Kant, giữa dữ
kiện cảm tính độc lập với tinh thần và yếu tố mang
tính khái niệm, phụ thuộc vào tinh thần, hay giữa vật
tự thân và vật cho ta, cho thấy ông không đứng ở lập
trường nửa vời giữa thuyết duy tâm và thuyết duy
thực, mà đẩy mỗi thuyết đến giới hạn của nó, khiến