Đ
Đại cương Bách khoa thư các Khoa học Triết học [Đức:
Enzyklopädie der philosophischen Wissenschaften im Grundrisse;
Anh: Encyclopaedia of the Philosophical Sciences in Outline] (BKT.)
(1817, 1827, 1830, 1840-5)
Tiếng Anh “Encyclopaedia” [Bách khoa thư] ra đời vào nửa sau thế
kỷ XVI từ chữ Hy Lạp enkyklios (“thông tri” hay “đang lưu hành”) và chữ
paideia (“giáo dục/đào luyện văn hóa”), do đó hoặc có nghĩa “thông tri,
nghĩa là, cho tất cả cùng biết” hoặc có nghĩa “giáo dục thông thường”, và
đặc biệt hơn nữa, có nghĩa là một khảo sát tổng quan về tất cả các ngành
nghệ thuật và khoa học hoặc về một lĩnh vực đặc thù theo trình tự có hệ
thống hay theo thứ tự chữ cái. Những Bách khoa thư nổi tiếng nhất trong
thời đại Hegel là Dictionnaire historique et critique [Từ điển lịch sử và phê
phán] (1695-7) của Bayle và Encyclopédie, ou dictionnaire raisonné des
sciences, des arts et métiers [Bách khoa thư, hay từ điển về các khoa học,
các nghệ thuật và các ngành nghề] (1751-80) của Diderot. Nhưng việc
Hegel chọn nhan đề này hẳn có lẽ chịu ảnh hưởng của những quy định giáo
dục của vùng Bayern (Bavaria) (Đức) vào năm 1808, quy định việc giảng
dạy phải theo một “bách khoa thư triết học” (một giáo trình mà Hegel dạy
khi là hiệu trưởng của trường trung học ở Nüremberg), và chịu ảnh hưởng
của Encyclopaedia of the Philosophical Sciences, for use with his Lectures
[Bách khoa thư các khoa học triết học, dùng cho các bài giảng của ông]
(tiếng Đức) (1814) của G. E. Schulze.
BKT của Hegel cũng được soạn như một sách giáo khoa dùng kèm với
các bài giảng của ông. Các mục xuất hiện trong các đoạn được đánh số sẽ
được giải thích và mở rộng trong các bài giảng ấy. Do đó, các đoạn chính
thường cực kỳ ngắn gọn và tối nghĩa. Mặt khác, vì tác phẩm này cũng được
xuất bản cho số độc giả rộng rãi hơn, nên Hegel thêm các “Nhận xét” vào