cho các đoạn ấy, những nhận xét này thường có ví dụ thường nghiệm, chỉ
gắn kết lỏng lẻo với đoạn chính văn. Các ấn bản tái bản sau đó của tác
phẩm gia tăng cả về số lượng và độ dài của những “Nhận xét”: ấn bản thứ
hai dài gần gấp đôi ấn bản thứ nhất; ấn bản thứ ba dài hơn ấn bản thứ hai
không đáng kể; ấn bản thứ tư xuất bản sau khi mất, được các học trò của
ông xuất bản, thêm vào nhiều đoạn “Giảng thêm”, trích từ những ghi chép
về các bài giảng của Hegel.
Giống như những bách khoa thư khác, Hegel chỉ định đưa ra một phác
họa về các khoa học chứ không phải một nghiên cứu hoàn chỉnh về chúng.
Đặc biệt, những nối kết có hệ thống giữa các mục từ kế tiếp không phải
được trình bày đầy đủ như trong một số tác phẩm khác của Hegel. Chẳng
hạn, phần đầu, tức là “Khoa học Lô-gíc” được trình bày ít chi tiết hơn
(nhưng thường rõ ràng hơn) so với KHLG. Vì thế, BKT không trình bày
phiên bản hoàn tất của HỆ THỐNG Hegel, dù nó là nguồn suối chính cho
một số phần của hệ thống, đặc biệt là triết học về TỰ NHIÊN của ông
[trong BKT II. N.D]. Mặt khác, BKT của Hegel cũng khác với những bách
khoa thư khác ở chỗ nó không trình bày một “tổ hợp của các khoa học” hay
“một tập hợp thông tin đơn thuần”, mà trình bày chúng theo “sự nối kết lô-
gíc” của chúng.
Ấn bản BKT năm 1830 chia thành những phần sau:
(1) Những Lời tựa cho cả ba ấn bản. Lời tựa thứ nhất khẳng định rằng
tác phẩm này trình bày một “sự nghiên cứu mới về triết học phù hợp với
một phương pháp mà, tôi hy vọng, sẽ được thừa nhận là phương pháp đúng
thật duy nhất, là phương pháp đồng nhất với nội dung”. Trong những Lời
tựa lần hai và ba ông bảo vệ quyền của triết học được thảo luận về tôn giáo
và lập luận rằng TRIẾT HỌC và TÔN GIÁO rút cục là đồng nhất.
(2) Một Dẫn nhập, thảo luận về bản tính của triết học, tức của việc
“xem xét bằng TƯ DUY về các ĐỐI TƯỢNG [Gegenstände], và của BKT
này.