tuyệt đối); và (c) quan hệ tuyệt đối (BẢN THỂ, TÍNH NHÂN QUẢ, SỰ
TƯƠNG TÁC).
7. “Lô-gíc học CHỦ QUAN hay Học thuyết về Khái niệm” có ba
chương. Chương I (Tính chủ quan) gồm có (a) khái niệm (khái niệm phổ
biến, khái niệm đặc thù, cái cá biệt); (b) Các loại PHÁN ĐOÁN; và (c) các
loại SUY LUẬN. Chương II (Tính khách quan) khảo sát (a) CƠ GIỚI
LUẬN (b) HÓA HỌC LUẬN và (c) MỤC ĐÍCH LUẬN hay TÍNH MỤC
ĐÍCH. Chương III (Ý NIỆM) khảo sát (a) SỰ SỐNG (b) ý niệm về NHẬN
THỨC (ý niệm về cái đúng thật và ý niệm về cái tốt; và (c) ý niệm tuyệt
đối.
Nhiều “chú thích” hay “nhận xét” (Anmerkungen) được trình bày xen
kẽ trong phần chính văn của KHLG. Hầu hết những chú thích hay nhận xét
này bàn về vai trò của sự quy định tư duy đã cho nào đó trong các nền triết
học khác, hay trong khoa học và toán học. Những phần này thường dễ hiểu
hơn phần chính văn và nhằm làm sáng tỏ cho phần chính văn.
Lô-gíc học của Hegel khác với các nền Lô-gíc học trước nó ở những
phương diện sau:
(1) Một cách lý tưởng, nó có một cấu trúc đơn nhất, tất yếu và hoàn
chỉnh, để các nhà lô-gíc học không thể tùy tiện trong việc lựa chọn cách bắt
đầu hay cách tiến hành như thế nào, nhất là vì các nhà lô-gíc học được hấp
thu hoàn toàn (một cách lý tưởng) vào sự việc, và các quy định của tư duy
phát triển và tự phê phán chính mình. (Điều này không bị bác bỏ bằng
những sự khác nhau về chi tiết giữa KHLG và BKT I: việc có một thứ Lô-
gíc học duy nhất đúng không có nghĩa là bất cứ công trình nào của Hegel
cũng là sự diễn đạt chung quyết về nó).
(2) Lô-gíc học là “TƯ DUY về tư duy”. Những tư tưởng qua đó ta suy
tư về những tư tưởng phải hiện ra giữa những tư tưởng mà ta nghĩ về. Vì
thế, một nghĩa của ý niệm tuyệt đối đó là ở phần cuối KHLG: toàn bộ các