TỪ ĐIỂN TRIẾT HỌC HEGEL - Trang 254

tư tưởng được đòi hỏi là phải tư duy về các tư tưởng đều đã được khai triển
trong bản thân Lô-gíc học. Theo nghĩa này, Lô-gíc học của Hegel, khác với
Lô-gíc học của Aristoteles và Kant, là vô hạn và tự mình chứa lấy chính
mình hay tự mãn-tự túc.

(3) Sự dung hợp của Lô-gíc khách quan và Lô-gíc chủ quan (tức Lô-

gíc hình thức) được đảm bảo một phần nhờ niềm tin của Hegel rằng các
hình thức của Lô-gíc chủ quan (khái niệm, phán đoán, suy luận cũng như
chân lý, phép biện chứng, v.v.) tạo nên cấu trúc của những sự vật chẳng
khác gì cấu trúc tư tưởng của ta về sự vật. Đây là phương diện cơ bản của
THUYẾT DUY TÂM của ông.

(4) Hegel suy diễn và “tái cấu trúc” các quy định của tư duy. Nhưng

ông cũng cho rằng chúng cấu tạo nên cấu trúc lô-gíc cơ bản của cả TÂM
THỨC hay TINH THẦN lẫn của thế giới. Do vậy KHLG, khác với Lô-gíc
hình thức, cung cấp bộ khung lô-gíc tất yếu của TỰ NHIÊN, của tinh thần
và của cả mối quan hệ giữa chúng với nhau. Không phải ngẫu nhiên mà thế
giới bộc lộ ra cái cấu trúc lô-gíc được bóc tách trong KHLG. Vì thế, Hegel
cố gắng cấu trúc những công trình khác của ông phù hợp với Lô-gíc học,
cho dù mức độ hoàn chỉnh và thành công của chúng không như nhau.

Theo ý định, Lô-gíc học của Hegel là hoàn toàn có tính tiên nghiệm

không đòi hỏi viện dẫn KINH NGHIỆM. Điều đó không có nghĩa là nó có
thể đã được phát triển ở bất cứ thời đại nào trước đó, vì nó có những điều
kiện văn hóa, mà nó đã THẢI HỒI/VƯỢT BỎ. Các tư tưởng của KHLG
mặc nhiên trong tư tưởng con người ở bất kỳ thời đại nào, nhưng (khác với
Kant) Hegel không tin rằng chúng là minh nhiên ở mọi lúc (hay mọi nơi).
Những tư tưởng đều được bóc tách theo dòng LỊCH SỬ.

Hoàng Phong Tuấn dịch

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.