TỪ ĐIỂN TRIẾT HỌC HEGEL - Trang 290

2. Gewalt là quyền lực để bắt buộc (hơn là gây ảnh hưởng) người khác

phải làm những gì người ta muốn. Nó thường, nhưng không phải luôn luôn,
tương đương với “bạo lực” (Gewalttätigkeit, nghĩa đen là “hành động”-
Gewalt). Nhiều hơn Macht, nó nói lên sự áp dụng sức mạnh hay quyền lực:
do đó trong KHLG, Gewalt là HIỆN TƯỢNG (Erscheinung) của Macht
hay là Macht xét từ bên ngoài. Nó cũng có thể được gán cho âm nhạc, tình
yêu, bão tố, v.v., nếu sức mạnh của chúng là không thể chống lại được.
Nhưng Gewalt cũng có nghĩa là quyền lực hợp pháp, và bấy giờ biểu thị
các cơ quan đặc biệt của quyền lực nhà nước và đến quyền lực được các
quan chức của các cơ quan ấy nắm giữ. Do đó sự phân quyền theo hiến
pháp là sự phân bố các chức năng giữa các Gewalt khác nhau, như trong
THPQ §273, đó là sự phân quyền giữa Gewalt lập pháp, Gewalt cai trị hay
hành pháp và Gewalt của ông vua quân chủ [lập hiến].

3. Kraft (“lực, năng lượng, sinh lực, sức mạnh”, v.v.), khi được áp

dụng vào một người, nghĩa là sức mạnh thể chất, trí tuệ hay tinh thần cá
nhân để tác động vào các sự vật. Kraft chủ yếu không phải là quyền lực
định chế hay chính trị, và về cơ bản, cũng không phải là quyền lực trên ai
đó hay sự vật gì đó. Những cách sử dụng triết học chủ yếu về nó là: nó là
một lực tự nhiên, chẳng hạn trọng lực, điện lực hay lực từ. Các triết gia
Đức có khuynh hướng bác bỏ quan niệm rằng vật chất hay các bản thể là
các lực, thay vào đó, cho rằng chúng các lực, và không có cơ chất độc
lập nằm bên dưới bản thân lực. Quan niệm của họ về thế giới là có tính
năng động: sự vật là hoạt động hay ít nhất có tiềm thể cho hoạt động.
Leibniz xem lực là năng lực hành động, sẽ được hiện thực hóa khi có đủ
điều kiện: một BẢN THỂ, trên quan niệm của ông, về bản chất là một lực.
Wolff gán hai lực cho các yếu tố của tự nhiên, lực quán tính và lực vận
động: tương phản với Vermögen (“khả năng, năng lực”), vốn chỉ là một khả
thể đơn thuần của việc làm hay trải qua điều gì đó, một Kraft có khuynh
hướng nội tại nhằm tự thể hiện hay tự hiện thực hóa chính mình. Trong
SHHTN, Kant cho rằng VẬT CHẤT được cấu thành bởi lực hút và lực đẩy.
(Trong Lô-gíc học, Hegel bàn về học thuyết này của Kant trong tiểu mục về

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.