cơ chất cứng đọng, giống như thanh sắt. (b) Nó tự-hiện-thực-hóa và tự-quy-
định một cách tương đối. (c) Trên tất cả, các quan năng của ta không đơn
giản là khác nhau, giống như các lực khác nhau: các quan năng hình thành
một trật tự thứ bậc, nhưng chính TƯ TƯỞNG mới kiểm soát và thâm nhập
vào tất cả. Chẳng hạn, TÌNH CẢM, trong các hình thức thô sơ, nguyên
thủy của nó, dựa vào hậu cảnh là một người trưởng thành có lý tính lành
mạnh, như chính tư tưởng mới cung cấp nội dung cho các loại hình tình
cảm cao hơn.
Hegel bác bỏ quan niệm rằng chúng ta chỉ có thể biết sự thể hiện ra
bên ngoài (Äusserung) của lực, mà không thể biết bản thân lực. Ông cho
rằng ta không biết gì về lực ngoài những sự thể hiện khác nhau của nó: đó
chính là sự trùng hợp giữa BÊN TRONG và BÊN NGOÀI.
Trần Thị Ngân Hà dịch
Lý tính và Giác tính [Đức: Vernunft und Verstand; Anh: reason
and understanding]
Vernunft (“(quan năng) lý tính”) có gốc từ động từ vernehmen (“nhận
ra, nghe thấy, kiểm tra, thẩm vấn”), nhưng nó đã mất đi mối liên hệ với
động từ gốc. Nó sinh ra tính từ vernünftig (“có lý tính, hợp lý”, theo cả hai
nghĩa khách quan và chủ quan) và danh từ Vernünftigkeit (“(tính, sự) có lý,
hợp lý”). Từ này được Eckhart, Luther, v.v. sử dụng để dịch từ La-tinh ratio
(với nghĩa “(quan năng) lý tính”, chứ không phải “CƠ SỞ”). Vernunft được
phân biệt với từ tương đương gốc Pháp của nó là Räsonnement (lý sự, cãi
cọ) và động từ rasonieren (lý sự, cãi cọ), những từ thường mang nghĩa xấu,
đặc biệt là ở Hegel: “luận cứ mang tính ngụy biện, hình thức”. Ở Hegel,
Vernunft cũng được phân biệt với các từ phái sinh của từ tương đương gốc
La-tinh của nó là ratio: Rationalismus, rational và rationell. Những từ này
thường được gắn với thuyết duy lý thời Khai minh, và do đó có nhiều điểm
chung với Verstand hơn là Vernunft.