TỪ ĐIỂN TRIẾT HỌC HEGEL - Trang 311

Chính Plotinus mới là người sáp nhập khái niệm về nghệ thuật và khái

niệm về cái đẹp lại với nhau (Enneads, V. viii, 1). Theo quan niệm của
Hegel, chỉ có tác phẩm nghệ thuật mới là schön, “đẹp” về bản chất. Trong
các tác giả trước đó, chẳng hạn Burke và Kant (nhất là trong Quan sát Xúc
cảm về cái Đẹp và cái Cao cả,
1764 của Kant), cái cao cả (das Erhabene)
là một phạm trù thẩm mỹ phối hợp với cái đẹp (das Schöne). (Cái cao cả
xuất hiện lần đầu tiên trong một tác phẩm vào thế kỷ I SCN được gán cho
Longinus, peri hypsous/Về cái Cao cả). Nhưng, do thái độ thù địch của
Hegel đối với cái gì không thể nắm bắt được về mặt trí tuệ và nhất là đối
với sự VÔ HẠN tồi dẫn đến chỗ ông chỉ dành cho tính cao cả một vai trò
mờ nhạt trong MH và ít hay nhiều bị gói gọn trong nghệ thuật tượng trưng
tiền-cổ điển chưa được thỏa mãn về mặt thẩm mỹ, trong đó HÌNH THỨC
và NỘI DUNG không ở trong sự hòa điệu. Chữ schön nơi Hegel là một
thuật ngữ có nghĩa rộng hơn chữ “beautiful” trong tiếng Anh, xuất hiện
trong nhiều văn cảnh như: “một tác phẩm mỹ thuật” và “hoàn thành điều gì
đó một cách tốt đẹp”. Với Hegel, Schönheit bao hàm cả những cái nghịch
tai và thậm chí cả cái xấu.

Thuật ngữ “mỹ học”/“Ästhetik” (bắt nguồn từ chữ Hy Lạp Aisthesis,

aisthanesthai: “sự tri giác”, “tri giác”, vì thế có nghĩa đen là “môn học về
tri giác”) được sử dụng lần đầu tiên để chỉ “việc nghiên cứu về cái đẹp cảm
tính” (bao hàm cái đẹp của tự nhiên lẫn của nghệ thuật) nơi một môn đồ
của Leibniz, đó là A. G. Baumgarten, nhất là trong quyển Aesthetica của
ông (1750-1758). Trong PPLTTT, Kant phản đối cách dùng này và bác bỏ
hy vọng của Baumgarten về việc “mang sự nghiên cứu phê phán về cái đẹp
vào dưới các nguyên tắc của lý tính và nâng những quy tắc của nó thành
KHOA HỌC” (A21, B35 và tiếp). Kant muốn giữ từ này trong nghĩa
nguyên thủy của nó, dành cho việc nghiên cứu các điều kiện của tri giác mà
thôi. Nhưng sau đó, trong PPNLPĐ, Kant lại sử dụng từ này theo nghĩa của
Baumgarten, nhưng vẫn nhấn mạnh rằng “không có một khoa học về cái
đẹp, mà chỉ có một môn phê phán về cái đẹp, không có khoa học đẹp, mà
chỉ có nghệ thuật đẹp” (§44). Trong MH, Hegel phê phán thuật ngữ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.