nào trong những điều kiện ấy khiến nó sẽ trở thành một cây phong lữ hay
một con sư tử. Khả thể tiềm tàng của một hạt mầm khác với khả thể của
một khối cẩm thạch, nó có thể được một nhà điêu khắc chạm trổ thành đủ
loại hình dạng. Cho nên hạt mầm có tính CỤ THỂ một cách mặc nhiên,
nhưng Hegel bác bỏ thuyết tiên thành (pre-formation), được Leibniz và
Bonnet phát triển, và được Malebranche ủng hộ, theo đó một hạt mầm hay
trứng là một sinh thể hoàn chỉnh, với tất cả các bộ phận của nó, là hiện thực
nhưng không trông thấy được, cho nên sự phát triển của nó chỉ là ở chỗ mở
rộng các bộ phận đó (BKT I, §161). (Thuyết này cũng được gọi là
Einschachtelung, Emboîtement hay “hộp-trong-hộp”, vì nó hàm chỉ rằng
mọi hạt mầm hay trứng bao gồm “phôi thai” của tất cả các thế hệ tương lai
trên một tỷ lệ luôn luôn nhỏ hơn). Một lý do phản đối lý thuyết này đó là,
bằng nghiên cứu về HẠN ĐỘ của Hegel, hình thái của một sinh thể, và các
kích thước liên quan của các bộ phận của nó, không thể vẫn còn nguyên
trong khi kích thước của nó biến đổi. Theo quan điểm của Hegel, hạt mầm
phát triển từ tiềm thể đến hiện thực, vì, với tư cách là tiềm thể đơn thuần nó
có một sự MÂU THUẪN và do đó là động lực để phát triển. Giai đoạn cuối
cùng (“tự-mình-và-cho-mình”) sẽ đạt được khi cái cây quay trở lại tính đơn
giản nguyên thủy của nó bằng cách sản xuất ra những hạt mầm mới.
Trên quan điểm của Hegel, giới tự nhiên xét như một toàn bộ không
phát triển hay tiến hóa: những sự thay đổi của nó là có tính tuần hoàn và lặp
lại. Cái thực sự tiến hóa hay phát triển, vừa xét như một toàn bộ vừa trong
cái cá thể, chính là TINH THẦN hay TINH THẦN cá nhân. Giống như
một cái cây, nó phát triển bằng cách vận động từ tính tiềm thể đơn giản,
nhưng cụ thể, (lý thuyết về các Ý NIỆM bẩm sinh, giống như thuyết tiên
thành, bị Hegel bác bỏ) đến hiện thực minh nhiên, và rồi quay trở lại trạng
thái đơn giản của nó trong việc “trở về chính mình” (Zusich
(selbst)kommen) và “ở trong nhà với chính mình” (Beisichsein), một giai
đoạn của TỰ-Ý-THỨC và TỰ DO. (Cái cá thể, giống như cái cây, sinh ra
con cái, nhưng điều này chỉ là một phương diện thứ yếu của sự quay trở lại
chính mình của tinh thần). Sự phát triển của tinh thần, không giống như sự