giúp đỡ của Hölderlin cũng đang làm gia sư ở thành phố này
. Ở đây, ông
đào sâu các nghiên cứu thời kỳ ở Bern, soạn được bài luận văn có chất
lượng là TTKT (“Tinh thần của Kitô giáo và số phận của nó”). (Ngoài
những bài viết được tôi nhắc đến trong mục từ về “Các tác phẩm thần học
thời trẻ” (THTT), Hegel còn viết một số bình luận, chú giải về đạo đức học
của Kant và về quyển “Inquiry into the Principles of Political Economy”
của Sir James Stewart
.
Năm 1799, cha ông mất, để lại một phần thừa kế nhỏ, đủ giúp ông
không cần làm gia sư nữa. Cùng năm ấy, Fichte bị tố cáo theo chủ nghĩa vô
thần và bị buộc phải rời Jena lên Berlin. Schelling nối chiếc ghế giáo sư của
Fichte để lại và từ nay là một ngôi sao đang lên của nền Triết học Đức. Vào
năm 1801, Schelling giúp Hegel trở thành Privatdozent ở Đại học Jena, một
chức giảng viên không có lương và sống nhờ tiền học phí đóng góp của các
dự thính viên. Ông nhận chức vụ này do áp lực của luận án tiến sĩ, khét
tiếng với nhan đề “Về quỹ đạo của các hành tinh” (1801), trong đó ông cố
chứng minh rằng chỉ có bảy hành tinh mà thôi
. Cùng năm, ông công bố
tác phẩm đầu tay: “Sự khác biệt giữa hệ thống Triết học của Fichte và của
Schelling” (KBFS), nhận được sự tán đồng của Schelling như là một nghiên
cứu về Triết học của mình. Schelling đảm bảo sự cộng tác của Hegel trong
tờ “Tạp chí Phê phán Triết học” (TCPP), và Hegel đã công bố ở đây một
số luận văn và bài điểm sách quan trọng.
Vào thời điểm này, Hegel là người được Schelling bảo trợ và ông đã
sử dụng hầu như cùng một hệ thuật ngữ. Vì thế, Schelling và nhiều người
khác có xu hướng xem ông như là môn đệ và người phụ tá của
Schelling
. Nhưng, điều này sớm tỏ ra là không phải như thế. Đặc biệt,
những bài giảng của Hegel ở Jena - về Lô-gíc học, pháp quyền tự nhiên,
lịch sử Triết học, v.v. - khác biệt đáng kể về chủ đề, nội dung và phong cách
so với công trình của Schelling, và thể hiện những phác họa cơ bản cho hệ