gần đồng nghĩa, nhưng với những gợi ý bổ sung của từ Bestimmung (“sự
quy định”). Ông thường xem một hình thái-tư tưởng hay quy định-tư tưởng
là tương đương với một tư tưởng, vì (1) theo quan điểm của ông, một hình
thái-tư tưởng không phải đơn giản là HÌNH THỨC của một tư tưởng, mà
cũng có thể là NỘI DUNG của tư tưởng ấy và (2) một tư tưởng cụ thể,
chẳng hạn tư tưởng về một con ngựa hay về một hòn đá làm vỡ kính, là một
BIỂU TƯỢNG [của sự hình dung] (Vorstellung), hơn là một tư tưởng theo
cách chặt chẽ.
Hegel đôi khi xem một tư tưởng hay một hình thái-tư tưởng là tương
đương với một khái niệm. Nhưng, ông thường phân biệt chúng, vì khái
niệm thật ra chỉ thuộc về giai đoạn cuối cùng của Lô-gíc học. Nhưng, giống
như “khái niệm”, “tư tưởng” và “tư duy” được bao hàm trong một loạt
những sự tương phản mà Hegel nỗ lực VƯỢT BỎ. Chúng tương phản với
(1) cái Tôi tư duy hay “có” các tư tưởng; (2) các hoạt động tâm lý khác của
cái Tôi chẳng hạn như tri giác, tưởng tượng, v.v.; và (3) với đối tượng mà
tôi tư duy:
1. Từ Plato và Aristoteles xuống tới Kant, các triết gia liên kết cái Tôi
và sự đồng nhất của cái Tôi với tư tưởng, hơn là với, chẳng hạn, tri giác,
ham muốn hay hành động, Hegel cũng nhấn mạnh rằng cái Tôi không phải
“có” các tư tưởng hay các hình thức-tư tưởng, mà cái Tôi đồng nhất với,
hay được cấu tạo bởi chúng. (BKT I, §§20, 24A.1). Không kể đến những sự
xem xét về (2) bên dưới, ông có hai luận cứ cho điều này: (a) để là một cái
Tôi thì phải ý thức được về chính mình như một cái Tôi, và việc ý thức về
chính mình như một cái Tôi bao hàm tư tưởng, vì cái Tôi chỉ có thể được
tiếp cận bằng con đường tư duy thuần túy: cái Tôi xét như cái Tôi không
cung cấp chất liệu cảm tính nào cho tri giác hay sự hình dung cả; (b) tôi
không thể giữ khoảng cách một cách nhất quán giữa tôi với các (hình thái)
tư tưởng của tôi, khi giả định rằng chúng là một công cụ mà tôi sử dụng
(giống như cái búa) hay giả định rằng tôi có thể không có chúng (giống như
sự ham muốn), vì tư duy của tôi theo những cách này về các tư tưởng của