của riêng ta. Chỉ khi nhận lỗi về phần mình, ta mới có thể rũ bỏ được cảm
giác tội lỗi và mặc cảm của mình. Hiểu sâu sắc về những giá trị nội tại của
tinh thần mang đến cho ta sự thông thái để bỏ xa cả hai điều này.
Sự quân bình
- Quan tâm chăm lo cho đời sống tinh thần của mình không có nghĩa là
phải đi đến những lớp dưỡng sinh, chăm chỉ nguyện cầu hay thực hiện
những nghi thức tôn giáo. Làm phong phú đời sống tinh thần còn có nghĩa
là học cách giữ quân bình.
Sự quân bình giúp chúng ta có được sự tiên liệu trước, nắm trong tay thực
tế của hoàn cảnh và biết tránh sự quá khích - là nguyên nhân chính gây chia
rẽ và ngăn cách. Trong quân bình có sự dung hòa, thậm chí với những điều
có vẻ trái ngược nhau.
Những người có ý thức về đời sống tinh thần hiểu rằng bất cứ điều gì xảy
ra trong cõi trời đất bao la này đều được tạo thành bởi vô số yếu tố, mà yếu
tố nào cũng cần thiết cả. Chúng như những sợi chỉ muôn màu muôn sắc
được dệt chung để tạo nên một tấm thảm kỳ diệu của cuộc sống.
Tạo sự quân bình là biết cách nắm giữ và đan xen các sợi chỉ ấy lại với
nhau một cách hài hòa. Thước đo cho sự thông tuệ của một người là khả
năng giữ quân bình của người đó. Quân bình là sự hài hòa và trật tự, là sự
bình yên.
Trong thế giới ngày nay, không dễ gì giữ được quân bình: chỉ một suy nghĩ
hay một lời nói tiêu cực thôi cũng có thể đẩy chúng ta ra khỏi sự quân bình.
Chúng ta như những người đi trên dây. Để có thể thành công đi sang đầu
bên kia sợi dây, ta cần cẩn thận đặt bước chân nọ sau bước kia còn tay thì
giữ thăng bằng. Chỉ cần bước đi hơi chệch một chút, một đầu sào hơi nặng
một chút, là ta sẽ đổ nhào. Để đến được đầu dây bên kia, mỗi bước chân
phải chính xác - đòi hỏi ở ta sự quân bình của nhiều đức tính khác nhau.
Không nên quá thiên lệch một bên, hoặc chỉ chú trọng đến một vài đức
tính, bằng không ta sẽ bị mất thăng bằng. Ví dụ, sự ngọt ngào trong cung
cách ăn nói có thể là biểu hiện của một bản chất tốt bụng và hiểu biết. Tuy