chữa những ai còn sống; chứ những người đã chết rồi thì vô phương
cứu chữa.
Thế nhưng, người phê phán nghiêm khắc nhất một tác phẩm, lại
chính là tác gia. Anh ta lao tâm khổ tứ biết bao nhiêu cho riêng anh ta
thôi! Chính anh ta là người biết rõ chỗ sai sót sâu kín; và hầu như
chẳng bao giờ nhà phê bình chỉ ngón tay vào đấy. Điều đó thường
nhắc tôi nhớ đến lời của một triết gia: “Họ nói về cái xấu của tôi ư?
Trời! giá mà họ đã hiểu biết tôi như tôi hiểu biết tôi!...”
Các tác gia và những nhà phê bình cổ đại bắt đầu bằng học hỏi;
họ chỉ bước vào nghiệp văn chương sau khi đã tốt nghiệp ở các trường
triết học. Tác gia đã giữ tác phẩm của mình bao nhiêu thời gian trước
khi trình ra công chúng? Sự chỉnh sửa do vậy chỉ có thể là kết quả của
những quyết định đã cân nhắc kỹ càng, của sự gọt giũa và của thời
gian.
Chúng ta xuất bản quá vội vàng; và có lẽ chúng ta đã cầm bút khi
chưa đủ sáng suốt, cũng chưa là người đức hạnh chín chắn.
Nếu hệ đạo đức hư hỏng, thì không tránh khỏi khiếu thẩm mỹ sai
lạc.
Sự thật và đức hạnh là những cô bạn của các ngành mỹ thuật.
Bạn muốn là tác gia ư? Bạn muốn là nhà phê bình ư? Trước hết bạn
hãy là người có đức hạnh. Có thể chờ đợi gì ở kẻ không thể say mê
sâu sắc? và liệu tôi say mê sâu sắc cái gì, nếu chẳng phải là sự thật và
đức hạnh, hai thứ mãnh liệt nhất của tự nhiên?
Nếu người ta khẳng định với tôi kẻ nào đó là keo kiệt, tôi sẽ khó
lòng tin rằng y làm ra được cái gì đấy lớn lao. Thói xấu ấy làm cho
đầu óc hẹp đi và trái tim co lại. Những nỗi bất hạnh của người đời
chẳng là gì đối với gã keo kiệt. Đôi khi hắn ta còn lấy làm thích thú.
Hắn ta khắc nghiệt. Làm sao mà hắn ta sẽ vươn lên được cái gì đấy
cao cả? Hắn không ngừng còng lưng xuống một cái két bạc. Hắn
chẳng biết đến thời gian trôi nhanh và cuộc đời ngắn ngủi. Tập trung
hết vào bản thân mình, hắn xa lạ với lòng từ thiện. Hạnh phúc của