TỪ MỸ HỌC ĐẾN CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT - Trang 99

trò của một người tưởng mình có thể dạy những bài học cho kẻ tưởng
mình có thể dạy những bài học cho công chúng.

Tác gia nói: “Các ngài ơi, hãy lắng nghe tôi; bởi vì tôi là bậc thầy

của các ngài”. Thế còn nhà phê bình! “Các ngài ơi, tôi mới là người
các ngài cần phải lắng nghe; bởi vì tôi là bậc thầy những bậc thầy của
các bạn”.

Công chúng thì có quyết định của mình. Nếu tác phẩm của tác gia

dở òm, công chúng chế giễu, cũng như chế giễu những nhận xét của
nhà phê bình, nếu những nhận xét ấy là sai.

Nhà phê bình sau đó thốt lên: “Ôi thời đại! Ôi phong hóa! Khiếu

thẩm mỹ

*

hỏng rồi!” và thế là anh ta được an ủi.

Tác gia, về phía mình, buộc tội các khán giả, các diễn viên và

bọn mưu mô hãm hại. Anh ta nhớ đến các bạn bè; anh ta đã đọc cho
họ nghe vở kịch của mình trước khi đưa lên sân khấu: vở kịch được
tung hô đến tận mây xanh. Nhưng các bạn bè của anh mù quáng hoặc
nhát gan chẳng dám nói với anh là vở kịch chẳng có mạch lạc, chẳng
có gì đặc sắc và chẳng có phong cách riêng; và anh cứ tin ở tôi, công
chúng không nhầm mấy đâu. Vở kịch của anh bị đổ, bởi vì nó dở.

“Nhưng vở Anh ghét đời

*

chẳng đã lao đao đấy ư?”

Đúng thế. Ôi dễ chịu làm sao, sau nỗi bất hạnh, đã tìm được cho

mình ví dụ ấy! Nếu có bao giờ tôi ra mắt trên sân khấu, và tôi bị huýt
sáo đuổi xuống, chắc tôi cũng nhớ đến nó.

Phê bình đối xử rất khác nhau với những người đang còn sống và

những người đã qua đời. Một tác gia đã chết rồi ư? Phê bình tìm cách
nâng cao những ưu điểm của anh ta lên, và che đậy các thiếu sót của
anh ta đi. Tác giả đang còn sống ư? Trái ngược lại; các thiếu sót của
anh ta được thổi phồng lên, còn các ưu điểm của anh ta thì phê bình
quên đi. Mà điều đó xem ra cũng có lý phần nào; người ta có thể sửa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.