Cũng như màu sắc tổng quát của một bức tranh, ánh sáng tổng
quát có sắc độ của nó. Nó càng mạnh và chói thì các bóng tối càng hạn
chế, xác định và sẫm. Hãy để lui đèn ra xa dần một thực thể, ông sẽ
làm cho ánh sáng và bóng tối của nó yếu dần đi. Hãy để lui đèn ra xa
nữa, ông sẽ thấy màu của thực thể mang sắc độ nhờ nhờ, và bóng tối
của nó có thể nói là mỏng đi đến mức ông sẽ không phân biệt được
đâu là ranh giới, ông hãy đưa đèn gần lại, thực thể sẽ sáng ra và bóng
tối của nó sẽ kết thúc. Vào lúc hoàng hôn, hầu như không còn hiệu quả
ánh sáng nào cảm thấy được, hầu như không còn bóng tối đặc biệt nào
nhận rõ được, ông hãy so sánh một cảnh thiên nhiên trong làn ánh
sáng và dưới vầng mặt trời chói lọi với cùng cảnh ấy dưới bầu trời âm
u. Một bên, các chỗ sáng và các chỗ tối sẽ rõ rệt; một bên, tất cả sẽ lờ
mờ và màu xám. Nhưng ông đã từng thấy hàng trăm lần hai cảnh ấy
kế tiếp nhau trong nháy mắt, khi ở giữa cánh đồng mênh mông có một
đám mấy dày nào đó được gió ngự trị ở bộ phận khí quyển bên trên
đưa đi trong lúc bộ phận bao quanh ông vẫn bất động và lặng lẽ, nên
đã xen vào giữa vầng dương với trái đất mà ông có biết đâu. Tất cả đột
nhiên mất đi vẻ rực rỡ. Một lớp màu, một tấm màn buồn bã, u ám và
nhờ nhờ nhanh chóng trùm lên cảnh vật. Ngay đến chim chóc cũng
sửng sốt, ngừng hót. Mây bay đi rồi, tất cả lại rực rỡ và chim chóc lại
bắt đầu líu lo.
Sắc độ chung của ánh sáng đậm hay nhạt, buồn bã hay tươi vui là
tùy thuộc ở lúc nào trong ngày, ở thời tiết, ở khí hậu, ở phong cảnh, ở
tình trạng của bầu trời, ở địa điểm của ánh sáng. Ai tắt ánh sáng đi là
chuốc lấy sự cần thiết phải tạo cơ thể cho ngay cả không khí, và phải
tập cho mắt tôi biết ước lượng khoảng trống bằng những đồ vật đặt
xen vào giữa và mờ nhạt dần dần. Kẻ nào bất cần đến tác nhân lớn, và
không có sự viện trợ của y vẫn tạo ra được một hiệu quả lớn thì thật là
tài ba!
Hãy khinh bỉ những vật vẽ làm nền vụng về kia
một cách hết sức thô kệch, hết sức ngốc nghếch đến nỗi không thể