không nhận ra ý đồ. Người ta đã nói rằng trong kiến trúc những bộ
phận chính cần phải chuyển thành các phần trang trí; vậy trong hội
họa, những đối tượng chủ yếu cần phải chuyển thành các vật vẽ làm
nền. Trong một bố cục, các hình vẽ cần phải liên kết với nhau, nhô ra,
lui vào, không cần đến những vật hung gian giả tạo ấy mà tôi gọi là
những hình đệm hoặc các hình lấp lỗ trống. Teniers từng có một ảo
thuật khác.
Ông bạn ơi, các bóng tối cũng có màu sắc của chúng. Ông hãy
nhìn chăm chú vào những chỗ ranh giới và vào ngay cả mảng bóng tối
của một thực thể trắng, và ông sẽ phân biệt được ở đấy vô vàn những
điểm đen và trắng xen kẽ nhau. Bóng tối của một thực thể đỏ nhuốm
màu đỏ; dường như ánh sáng khi đập vào lớp màu đỏ thắm đã bóc
những phân tử của nó ra và mang đi theo. Bóng tối của một cơ thể với
thịt và máu của da tạo nên một sắc vàng vàng nhàn nhạt. Bóng tối của
một thực thể xanh có vẻ xanh xanh; và các bóng tối với các thực thể
phản chiếu lẫn lên nhau. Chính các ánh phản chiếu vô cùng tận của
những bóng tối và những thực thể ấy sinh ra sự hài hòa trên bàn giấy
của ông là nơi lao động và tài năng đã quẳng quyển vở
quyển sách, quyển sách bên cạnh bình mực, bình mực ở giữa năm
chục đồ vật linh tinh khác nhau về tính chất, về hình dạng và về màu
sắc. Ai là người quan sát? ai là người nhận biết? ai là người thể hiện?
ai là người hỗn hợp tất cả những hiệu quả ấy lại với nhau? ai là người
biết được kết quả tất yếu sẽ ra sao? Thế nhưng quy tắc lại đơn giản
lắm; và bất cứ bác thợ nhuộm nào được ông đưa cho mẫu vải màu
cũng ném luôn mảnh vải trắng vào chảo, và biết cách vớt nó lên với
màu sắc đúng như ông đã mong muốn. Nhưng bản thân họa sĩ cũng
quan sát quy tắc ấy trên bảng pha màu của mình, lúc anh ta hòa các
màu sắc. Không có một quy tắc cho các màu sắc, một quy tắc cho ánh
sáng, một quy tắc cho các bóng tối; ở đâu cũng vẫn quy tắc ấy thôi.