khéo nhất thời đại mình. Áo mặc càng bó khít lấy thân thể, bộ dạng
càng ra bộ dạng của một người gỗ. Không kể cái mất mát của họa sĩ
về phương diện các dáng dấp và ánh sáng trăm hình nghìn vẻ do
những đường nhăn và nếp nhàu sinh ra ở quần áo cũ, còn có một lý do
tác động trong chúng ta, mà chúng ta không biết: đó là một chiếc áo
chỉ mới trong vòng vài ngày, và nó cũ trong thời gian lâu, và cần phải
nắm bắt các sự vật ở trạng thái bền vững nhất của chúng. Vả lại, trong
một chiếc áo cũ có vô vàn những sự cố nho nhỏ hay hay, nào là bụi
phấn
, nào đứt khuy, và tất cả những gì liên quan đến việc dùng áo đã
lâu ngày; bao nhiêu sự cố ấy được thể hiện sẽ gợi lên chừng đó ý nghĩ
và dùng để liên kết các bộ phận khác nhau của trang phục: cần phải có
bột phấn để liên kết bộ tóc giả với chiếc áo.
Một chàng thanh niên được gia đình hỏi ý kiến xem nên cho vẽ
cha chàng theo cách nào, cha chàng là một người thợ sắt. “Hãy vẽ ông,
chàng nói, với bộ áo lao động, chiếc mũ thợ rèn, chiếc tạp dề của ông;
hãy để cho tôi nhìn thấy ông bên chiếc bàn thợ, tay cầm một con dao
nhỏ
, hoặc một đồ vật gì khác mà ông đang thử hoặc liếc đi liếc lại, và
nhất là đừng quên để ông giương cặp kính lên sống mũi”. Dự định ấy
không được làm theo. Người ta đưa đến cho chàng một bức chân dung
đẹp của cha chàng, chân dung toàn thân, với một bộ tóc giả đẹp, một
bộ áo đẹp, đôi tất đẹp, tay cầm một hộp thuốc lá đẹp. Chàng thanh
niên, vốn là người có óc thẩm mỹ và tính cách chân thực, liền cám ơn,
nói với gia đình: “Cả các người, cả họa sĩ, chẳng ai làm được cái gì
đáng giá; tôi đã yếu cầu các người chân dung cha tôi của tất cả mọi
ngày, nhưng các người lại chỉ đưa đến chân dung cha tôi của những
ngày chủ nhật...”
Cũng vì lý do ấy mà ông De La Tour, tuy rất chân thật, rất tuyệt
vời, nhưng cũng chỉ vẽ bức chân dung của ông Rousseau thành một
tác phẩm đẹp, chứ không phải thành một kiệt tác như lẽ ra ông có thể