Và đừng tưởng rằng chẳng có ý đồ mà tác giả đã phú cho nhân
vật chính của ông trí tưởng tượng sôi nổi ấy, nỗi khiếp sợ hôn nhân ấy,
cái sở thích cuồng nhiệt tằng tịu yêu đương phóng đãng ấy, thói huênh
hoang quá đỗi ấy, bao nhiêu phẩm chất và thói hư tật xấu!
Các nhà thơ hỡi, hãy học tập Richardson bố trí những kẻ tâm
phúc cho bọn gian ác để làm cho tội ác của chúng được san sẻ giảm
bớt nỗi ghê tởm; và ngược lại, đừng bố trí loại nhân vật đó cho những
người lương thiện, để lòng tốt của họ chỉ là của họ mà thôi.
Gã Lovelace kia thoái hóa rồi vươn lên mới nghệ thuật làm sao!
Các bạn hãy xem lá thư thứ một trăm bảy mươi lăm. Đó la những cảm
giác của một kẻ tàn bạo; đó là tiếng gầm của con thú dữ. Bốn dòng tái
bút bỗng biến y thành một người có đức tranh hoặc gần gần như thế.
Grandison và Paméla cũng là hai tác phẩm hay, nhưng tôi thích
Clarissa hơn. Ở đây tác gia không tiến bước nào mà chẳng phải là
thiên tài.
Tuy nhiên người ta không nhìn người cha già của Paméla, đã đi
suốt đêm, đến trước cửa nhà tay đại gia; người ta không nghe lão nói
với đám gia nhân đầy tớ, mà không thấy xúc động ghê gớm.
Cả đoạn về Clementine trong Grandison là tuyệt mỹ.
Và đâu là lúc Clementine và Clarisse trở thành hai con người
tuyệt vời? Đó là lúc một người thì mất danh tiết còn một người thì mất
trí.
Tôi không nhớ lại mà không rùng mình khi Clementine vào trong
phòng của mẹ, mặt tái nhợt, đôi mắt nhớn nhác, cánh tay băng bó, máu
chảy dọc theo cánh tay và nhỏ giọt ở năm đầu ngón tay, miệng thì nói:
Mẹ ơi, trông đây này; máu của mẹ đấy. Thật là não ruột não gan.
Nhưng tại sao nhân vật Clementine ấy lại hay đến thế trong lúc
điên dại? Là bởi vì do không còn làm chủ được những ý nghĩ trong
đầu óc mình, cũng như những biến động trong trái tim mình, nếu như
có điều gì hổ thẹn xảy ra với nàng, thì chắc nàng cũng đã thốt ra.
Nhưng nàng chẳng nói một lời nào mà không chứng tỏ mình trong