đỉnh ra thành hai góc bằng nhau, sẽ chẳng có gì kỳ diệu; nhưng định lý
phát biểu rằng các đường tiệm cận của một đường cong xích lại gần
mãi đường cong mà chẳng bao giờ gặp nó, và rằng các khoảng tạo
thành bởi một phần của trục, một phần của đường cong, đường tiệm
cận và đường tung kéo dài tỷ lệ với nhau là bao nhiêu bao nhiêu đấy,
sẽ là một định lý đẹp. Một tình huống có liên quan đến vẻ đẹp, trong
trường hợp này và trong nhiều trường hợp khác, đó chính là tác động
phối hợp của sự bất ngờ và của các tương quan xảy ra mỗi khi cái định
lý người ta đã chứng minh tính đúng đắn, thế mà trước kia lại bị xem
là một đề xuất sai lầm.
Có những tương quan mà chúng ta gần như cho là căn bản; đó là
tương quan về độ cao lớn đối với đàn ông, đối với đàn bà và đối với
trẻ em; chúng ta bảo rằng một đứa trẻ là đẹp, mặc dù nó nhỏ bé; một
người đàn ông đẹp thì nhất thiết là phải cao lớn; chúng ta đòi hỏi tinh
chất ấy ít hơn ở người phụ nữ; và ta dễ chấp nhận một người phụ nữ
đẹp thấp bé hơn là một người đàn ông đẹp thấp bé. Dường như lúc đó
chúng ta xét các thực thể không chỉ ở bản thân chúng, mà còn liên
quan đến những chỗ đứng của chúng trong tự nhiên, trong cái đại toàn
cục; và tùy theo cái đại toàn cục được biết đến đâu mà người ta ấn
định quy mô to lớn của các thực thể đến đấy: nhưng chúng ta chẳng
bao giờ biết được khi nào quy mô ấy là đúng đắn. Đấy là căn nguyên
thứ ba khiến cho các thị hiếu và các đánh giá hết sức khác nhau trong
các nghệ thuật mô phỏng.
Các nghệ sĩ bậc thầy thích rằng quy mô của họ quá lớn một chút
hơn là quá nhỏ: nhưng không ai trong số họ có quy mô như nhau, có lẽ
khác cả quy mô của tự nhiên.
Lợi ích, các dục vọng, sự dốt nát, các thành kiến, các thói quen,
các phong tục, các khí hậu, các tập quán, các chính thể, các tôn giáo,
các biến cố ngăn cản hoặc tạo điều kiện cho những thực thể bao quanh
chúng ta làm thức dậy hoặc không làm thức dậy trong chúng ta nhiều
ý nghĩ, thủ tiêu những tương quan hết sức tự nhiên ở các thực thể ấy