Tôi biết là người ta sẽ biện bác bằng tranh của Watteau
; nhưng tôi
chẳng đếm xỉa, và vẫn kiên trì ý kiến của mình.
Ông hãy tước bỏ của Watteau phong cảnh, màu sắc, vẻ duyên
dáng của các thân hình, của trang phục; hãy chỉ nhìn cảnh tượng, và
hãy đánh giá. Các nghệ thuật tả thực cần phải có cái gì đó hoang dã,
thô sơ, sắc nét và lớn lao. Tôi sẵn sàng cho phép một người Ba Tư giơ
bàn tay lên trán và cúi đầu, nhưng ông hãy xem tính cách của anh
chàng đầu cúi kia; hãy xem vẻ cung kính, vẻ sùng bái của gã; hãy xem
vẻ trịnh trọng trong cách ăn mặc, trong điệu bộ của gã. Ai là người
xứng đáng sự tôn kính rất mực đến thế? chúa của gã chăng? cha của
gã chăng?
Ông hãy đem cái vô vị của quần áo chúng ta thêm vào cái vô vị
của vẻ cung kính: cánh tay áo vén lên, quần chẽn, vạt áo vuông và xếp
nếp, nịt tất phía dưới đầu gối, khóa móc kiểu “hồ yêu đương”, giầy
mũi nhọn. Tôi thách ngay cả thiên tài hội họa và điêu khắc làm nên
được trò trống gì với hệ thống bần tiện đó. Còn hay hớm nỗi gì, dù là
tượng đá hay tượng đồng, một người Pháp mặc áo nịt ngang hông, cài
khuy, đeo gươm và đội mũ!
Nhưng chúng ta hãy trở lại với việc bố trí, với toàn thể các nhân
vật. Người ta có thể, người ta phải hy sinh nó đi một chút cho kỹ thuật.
Đến mức độ nào? Tôi chẳng biết. Nhưng tôi không muốn nó tác hại
mảy may đến sự biểu hiện, đến hiệu quả của đề tài. Trước hết hãy
khiến tôi xúc động đi, hãy khiến tôi xao xuyến đi, hãy khiến tôi não
lòng đi! hãy làm cho tôi rùng mình, khóc lóc, run sợ, tức giận; rồi nếu
có thể, anh sẽ làm khoái mắt tôi sau.
Mỗi hành động có nhiều khoảnh khắc; nhưng tôi đã nói, và tôi
nhắc lại, nghệ sĩ chỉ có một khoảnh khắc với thời gian kéo dài trong
nháy mắt. Tuy nhiên, cũng như trên bộ mặt vốn dĩ đau khổ mà người
ta đã làm lóe lên niềm vui, tôi sẽ tìm ra được nỗi niềm hiện tại lẫn lộn
giữa những vết tích của nỗi niềm đã qua đi; ở cái thời điểm mà họa sĩ