dị và rõ ràng; nếu không, tôi sẽ bảo như Fontenelle bảo khúc xô-nát:
“Hình kia, mi muốn gì ta?”
Hội họa có điểm này chung với thơ ca, và hình như người ta chưa
nghĩ ra, cả hai đều phải hene moratae, chúng cần phải có phong hóa.
Boucher đâu có ngờ đến điều đó; ông ta luôn luôn phóng đãng, và
chẳng bao giờ gây được hứng thú. Greuze thì luôn luôn đứng đắn; và
quần chúng chen chúc nhau xung quanh tranh của ông. Tôi có thể dám
nói với Boucher: “Nếu ông trước sau chỉ biết hướng về một anh chàng
phóng đãng mười tám tuổi, ông có lý, ông bạn của tôi ạ, ông cứ tiếp
tục vẽ mông vẽ vú nữa đi, nhưng đối với những người tử tế và tôi,
người ta uổng công bày ra chỗ sáng trưng của Phòng triển lãm, chúng
tôi vẫn sẽ bỏ mặc ông đấy để vào xó tối tìm xem chú bé Nga xinh xắn
của Le Prince, và người mẹ đỡ đầu trẻ trung, hiền hậu, hồn nhiên đứng
bên cạnh chú
. Ông bạn chớ có lầm: cái hình vẽ kia sẽ khiến tôi phạm
một tội buổi sáng hơn tất cả những con đĩ của ông. Tôi không biết ông
moi họ ở đâu ra; nhưng khi người ta quan tâm đôi chút đến sức khỏe
của mình thì không thể dừng lại đấy”.
Chẳng phải là tôi quá khắt khe. Đôi khi tôi đọc Petrone
. Bài thơ
trào phúng Ambubaiarum của Horace ít ra cũng làm tôi thích thú bằng
những bài khác. Các mẩu thơ tình tục tĩu của Catulle tôi thuộc lòng
đến ba phần tư. Khi tôi dự bữa chén tổ chức ngoài trời với các bè bạn
và rượu vang trắng đã làm cho đầu váng vất hơi men, tôi đọc một bài
thơ châm biếm của Ferrand mà không xấu hổ. Tôi lượng thứ cho nhà
thơ, họa sĩ, nhà điêu khắc, và cho cả triết gia nữa có lúc nào đó cao
hứng và nhảm nhí; nhưng tôi không muốn người ta dầm mãi bút vẽ
của mình vào đấy, và không muốn người ta làm biến chất mục đích
của các nghệ thuật đi.
Một trong những câu thơ hay nhất của Virgile, và một trong các
nguyên tắc đẹp nhất của nghệ thuật mô phỏng là thế này: