như những cảm giác thích thú hoặc ngán ngẩm mà người ta nhận thấy
ở họ. Đó chính là một sự thật cảm tính; và chẳng lạ gì nếu nhiều người
có những ý niệm đơn giản khác nhau trong cùng một thời điểm, thì
cùng một người lại có những ý niệm đơn giản khác nhau vào các thời
điểm khác nhau. Các giác quan của chúng ta ở trong tình trạng thay
đổi liên miên: hôm nay người ta nhìn không thấy, hôm khác người ta
nghe không rõ; và ngày này qua ngày khác, người ta nhìn, người ta
ngửi, người ta nghe khác nhau. Đấy là căn nguyên thứ chín khiến các
đánh giá hết sức khác nhau của những người cùng một lứa tuổi, và của
cùng một người ở những độ tuổi khác nhau.
Do ngẫu nhiên mà những ý niệm khó chịu nhất lại gắn với một
đối tượng đẹp nhất: nếu người ta thích rượu vang Tây Ban Nha thì chỉ
cần uống cùng với thuốc nôn mửa là đâm ghét nó ngay; không phụ
thuộc ở chúng ta buồn nôn hay không buồn nôn khi nhìn thấy nó: rượu
vang Tây Ban Nha bao giờ cũng ngon, nhưng tình huống của chúng ta
liên quan đến rượu lại không phải bao giờ vẫn thế. Cũng vậy, khoảng
tiền sảnh này lúc nào cũng nguy nga, nhưng bạn tôi đã chết nơi đây.
Rạp hát kia vẫn đẹp như thường từ ngày tôi bị thiên hạ huýt sáo ở đấy:
nhưng tôi cứ nhìn thấy nó là những tiếng huýt sáo lại đập vào tai tôi.
Tôi chỉ còn nhìn thấy bạn tôi hấp hối nơi tiền sảnh kia; tôi không cảm
thấy vẻ đẹp của nó nữa. Đấy là căn nguyên thứ mười khiến các đánh
giá hết sức khác nhau do cả dẫy ý niệm ngẫu nhiên kia xui nên mà
chúng ta muốn gạt ra khỏi ý niệm chính cũng không được.
Trong trường hợp những đối tượng hỗn hợp, chúng đồng thòi vừa
mang những hình dạng tự nhiên và những hình dạng nhân tạo như
trong kiến trúc, công viên, trang sức, v.v. thị hiếu của chúng ta căn cứ
vào một sự liên tưởng khác vừa thích đáng, vừa thất thường: sự hao
hao tương tự nào đấy với điệu bộ, tiếng kêu la, hình dạng, màu sắc của