bình phẩm những từ “lông trắng, dòng biếc, chân hồng” trong bài thơ như
một bức tranh tả cảnh vô cùng đẹp. Tử Nghiên, Tử Phiến lúc này mới hiểu
hết vẻ đẹp, sự kỳ diệu của bài thơ và thực sự tâm phục khẩu phục.
Hôm đó Tử Phiến nhắc đến thơ của Vinh Ngũ mà nhất thời không nhớ,
trong lòng vẫn thấy tấm tức, nên mấy hôm sau xin được hai câu thơ mới làm
của Vinh Ngũ từ chỗ Thu Sắc, thị đọc xong mà chẳng hiểu gì liền nhờ A Vụ
giải nghĩa.
A Vụ cầm tờ giấy, mở ra thấy trong đó viết hai câu: “Lão đại bất kham
luận kiếm thuật; Si mị si lưỡng vong quắc hồn.”
“Tiểu thư, hai câu đó có nghĩa là gì, bốn chữ quái quỷ ở câu sau là gì
vậy?”
Tử Phiến không hiểu thì một tiểu thầy đồ như A Vụ đương nhiên có thể
nói cho thị nghe. “Câu: “Lão đại bất kham luận kiếm thuật” có điển cố, nói
về chuyện Kinh Kha giết vua Tần.” A Vụ thấy Tử Phiến ngây ra không hiểu
đành phải kể đơn giản về câu chuyện đó cho Tử Phiến nghe.
Sau đó, A Vụ tiếp tục nói: “Trong Sử ký - Thích khách liệt truyện có
ghi: Lỗ Câu Tiễn khi nghe tin Kinh Kha giết Tần Vương thì lẩm bẩm: Tiếc
là chưa biết thuật dùng kiếm.” Nói đến đây, A Vụ bỗng thất thần, quên cả
giảng tiếp, lúc này nàng mới ngẫm ra ý trong câu nói của Vinh Ngũ.
“Vậy rốt cuộc là ý gì ạ?” Tử Phiến không hiểu hỏi lại.
“Kinh Kha ám sát Tần Vương bất thành, thế nên Câu Tiễn nói rằng ông
không biết thuật dùng kiếm, vì thế mới thất bại.”
Tử Phiến ồ lên một tiếng: “Phức tạp quá!”
A Vụ gật đầu, đúng là phức tạp, liên hệ những chuyện xảy ra trong mấy
ngày gần đây, Vinh Ngũ đúng là người mẫn cảm. Cô ta tự ví mình với Tần