“Thơ từ là gì? Đầu tiên nói đến luật bằng trắc, bằng bằng trắc trắc, trắc
trắc bằng bằng là cách gieo vần, thơ có vần có điệu giúp người đọc dễ đọc.
Đọc một bài thơ mà không thấy lưu loát thì không phải là thơ hay.” A Vụ
nói tiếp. “Thử nói xem ngươi đã nghe bài thơ của ngũ tỷ mấy lần, vậy mà
bây giờ một câu cũng không nhớ, thơ như vậy thì làm sao truyền miệng
được?”
Tử Nghiên và Tử Phiến đều gật đầu tán thành.
“Huống hồ thơ ca không phải là phương tiện để khoe khoang học vấn,
mà xuất phát từ tình cảm, từ trái tim. Bài thơ hay chính là bài thơ đơn giản,
dễ hiểu, dễ nhớ. Ví dụ như nhà thơ lớn đời trước là Bạch Cư Dị đó, có đúng
không nào?”
Tử Nghiên và Tử Phiến đều gật đầu, từ khi họ theo học A Vụ, mấy nhà
thơ nổi tiếng họ cũng đã nghe danh.
“Bạch Lạc Thiên
[1]
có một thói quen, mỗi lần làm thơ ngài đều ra lệnh
cho một bà lão ngồi bên cạnh nghe. Ngài hỏi: “Có hiểu không?” Bà lão bảo
đã hiểu thì ngài mới chép vào sách, nếu không hiểu ngài sẽ thay câu khác.”
[1]. Bạch Cư Dị, tự là Lạc Thiên (772 - 846) là nhà thơ nổi tiêng thời nhà Đường Trung Quốc.
A Vụ bắt đầu nói hình tượng, nếu nàng không tỏ ra uyên thâm một chút
thì không thể áp chế nổi một kẻ suốt ngày sùng bái kiểu thơ “nghe không
hiểu gì” như Tử Phiến.
Tử Phiến và Tử Nghiên mơ hồ hiểu được ý của A Vụ.
“Tiểu thư nói đúng, nô tỳ cũng cảm thấy làm thơ nên đơn giản, dễ hiểu
mới phải.” Tử Nghiên gật đầu nói.
A Vụ lại giảng cho hai người bọn họ bài thơ Vịnh ngỗng, miêu tả hành
động đáng yêu, ngộ nghĩnh “ngửa cổ hát vang trời” của đàn ngỗng, rồi lại