nàng nghe, nhưng nàng không còn là cô bé tám tuổi nữa, nữ nhân này thân
phận ra sao, nói không chừng nàng còn biết rõ lai lịch của cô ta hơn cả Thôi
Thị.
A Vụ cho rằng nữ nhân này ít thì cũng đáng giá hai nghìn lạng, nếu là
gái trinh thì phải ba nghìn lạng.
“Ngựa gầy Dương Châu
[1]
” không phải là loại dễ nuôi.
[1]. Ngựa gầy Dương Châu: Bắt đầu từ thời nhà Minh, ở dải đất Dương Châu xuất hiện số
lượng lớn những người con gái trẻ đẹp được đào tạo bài bản để chuẩn bị gả làm thiếp cho những gia
đình quý tộc, danh giá. Các cô gái này lấy hình dáng thon thả làm tiêu chuẩn của cái đẹp, cô nào
cũng mảnh mai, gầy guộc nên được gọi là “Ngựa gầy Dương Châu”.
“Ngựa gầy Dương Châu” chính là những cô gái được nuôi dưỡng ở
vùng Giang Nam để cung tiến cho các quan lại, công tử nhà giàu. Những
người sống ở vùng phía nam lên kinh thành cung tiến lễ vật thường mang
theo một, hai con “Ngựa gầy Dương Châu” và đảm bảo bất cứ cánh cổng
của dinh phủ nào cũng mở ra đón tiếp họ.
Những con ngựa gầy này từ nhỏ đã được người ta mua từ tay cha mẹ
họ, thế nên sơn hào hải vị, trang sức ngọc ngà đều không thiếu. Họ được
nuôi như những tiểu thư khuê các, cầm kỳ thi họa, thơ từ ca phú đều thông
thạo. Điều đặc biệt là họ khiến các nam nhân say mê như điếu đổ.
A Vụ là cô gái truyền thống, cổ hủ nên không biết chiêu trò của mấy
người con gái đó, cũng không hiểu tại sao nam nhân lại coi trọng sự phong
tình, lả lướt hơn là một gương mặt đơn thuần.
Muốn biết tại sao A Vụ lại nhận ra nữ nhân đó là “Ngựa gầy Dương
Châu” thì không thể không nhắc đến chuyện phong lưu năm đó của Vệ
Quốc Công.