Cho dù một người yêu bản thân mình đến mấy như A Vụ cũng phải
thừa nhận lúc nàng trung tiện khiếm nhã như thế nào. Chuyện này nàng
tuyệt đối không cho phép ai nghe thấy, ngửi thấy, ngay cả thông cảm thôi
cũng không cần.
Ngoài ra, nếu để một người sạch sẽ thành bệnh như A Vụ mà ngửi thấy
mùi hôi của nam giới thì đó là chuyện không thể, mới nghĩ thôi đã cảm thấy
buồn nôn. Trừ phi là phải sinh con nối dõi, mỗi khi suy nghĩ về tương lai,
chưa bao giờ trong đầu nàng xuất hiện ý nghĩ sẽ sống chung nhà với một
nam nhân nào đó. Cùng lắm thì nàng sẽ tìm cho phu quân một vài nô tỳ hoặc
tiện thiếp thật đẹp là được. Thứ nhất đỡ cho bản thân khỏi làm những
chuyện khó chịu, thứ hai cho thấy mình là người hiền thục, phóng khoáng.
Bạn có biết vì sao Trưởng Công chúa Phúc Huệ lại được giới nữ quý
tộc trong kinh thành tôn trọng, sùng bái không? Vì bà là Trưởng Công chúa
ư? Không phải. Triều Đại Hạ trước đây cùng từng có Trưởng Công chúa,
nhưng họ cũng không có địa vị như Trưởng Công chúa Phúc Huệ, ngay cả
đương triều cũng không ít công chúa được gả vào gia đình quý tộc, nhưng
không ai được nể mặt như Trưởng Công chúa Phúc Huệ.
Trưởng Công chúa Phúc Huệ có được địa vị như ngày hôm nay hoàn
toàn là do bản thân. Là Trưởng Công chúa nhưng bà không ở phủ Công chúa
mà về phủ Vệ Quốc Công để làm tròn đạo hiếu con cái phụng dưỡng cha
mẹ, xứng với chữ “hiếu”. Hơn nữa, Vệ Quốc Công thân là anh rể của vua,
nhưng Trưởng Công chúa chưa bao giờ hạn chế ngài, còn đích thân sắp đặt
chuyện cưới thiếp cho chồng, xứng với chữ “hiền”. Phủ Vệ Quốc Công
được Trưởng Công chúa chăm lo thì ngày càng hưng thịnh, xứng với chữ
“huệ”. Thêm nữa, Trưởng Công chúa lại rất yêu thương, bảo vệ và trung
thành với Hoàng thượng, xứng với chữ “kính” và chữ “trung”.
Thử hỏi, một nữ nhân như vậy thì có lý do gì không được người đời
kính trọng? Cho dù bà hơi khó tính, lạnh lùng, khó gần, nhưng đức tính này
chỉ là thêu hoa trên gấm cho phẩm chất của bà. Nếu bà hòa nhã, gần gũi với