Những năm qua, lão thái thái giữ Thôi Thị ở lại vì thấy tính Thôi Thị
nhu nhược, nhút nhát, xuất thân không tốt, dễ sai khiến. Khi tuổi càng cao
thì bà ta càng sợ chết, mà Thôi Thị lại rủa đúng vào thời điểm này khiến bà
ta không chịu nổi.
Huống hồ, con cái càng trưởng thành thì An Quốc Công lại càng không
hỏi han gì đến, tính độc đoán của lão thái thái càng được dịp phát tác, nghĩ
rằng mình nắm quyền sinh sát trong tay, cho ai sống thì người đó được sống,
muốn ai chết thì kẻ đó phải chết, đáng lẽ càng già càng lương thiện mới
phải, đằng này bà ta lại càng già lại càng hẹp hòi, thâm độc.
Lại nói về Vinh tam gia, vì nhanh chân nhanh tay, không bao lâu,
“chuyện hay” của ông đã truyền đến phủ.
Từ xưa từng có chuyện thông báo kén rể, nếu Vinh tam gia đã có kiều
thê thì cho dù ông có tướng mạo tuyệt vời, nho nhã tuấn tú thế nào cũng
không thể lọt được vào mắt xanh của mỹ nữ. Nhưng nếu Vinh tam gia mất
vợ, dù chỉ ở vị trí kế thất
[1]
thì cũng có hàng nghìn người muốn nhúng chân
vào. Phong thái ngạo nghễ cưỡi ngựa dạo phố của quan trạng đã để lại ấn
tượng sâu sắc trong lòng không ít cô nương. Huống hồ quan trạng lại là tam
công tử của phủ An Quốc Công.
[1]. Kế thất: Chỉ vợ lẽ.
Trước sự tôn quý của Viện Hàn Lâm và tài hoa của quan trạng nguyên
thì ba chữ “con vợ lẽ” không còn quan trọng nữa.
A Vụ đang ngồi trong phòng yên lặng vẽ hoa thì Tử Phiến từ ngoài
chạy vào, hốt hoảng kêu lên: “Tiếu thư, xảy ra chuyện không hay rồi!”
A Vụ ngẩng đầu liếc nhìn Tử Phiến, đặt bút xuống, bước đến bên bếp
lò gần cửa sổ phía nam, rót một cốc nước nóng ở trong bình sứ hai tầng có