Vinh Giới đứng bên cạnh thầm quan sát A Vụ tô chữ, thấy nàng đã tô
được cả một trang chữ Ngu Thế Nam
[1]
, một trang chữ Âu Dương Tuân
[2]
, lại
một trang chữ Nhan Chân Khanh
[3]
, bây giờ đang tô chữ Liễu Công Quyền
[4]
.
[1]. Ngu Thế Nam (558 - 638), là nhà thư pháp, nhà thơ, nhà văn, nhà chính trị đời Đường.
Ông là người Dư Diêu, Việt Châu (nay là tính Chiết Giang, Trung Quốc).
[2]. Âu Dương Tuân (557 - 641) người Hán, tên tự Tín Bản, sinh ra ở Hàng Châu. Ông là một
trong bốn nhà Khải thư. Thời Tùy, ông đỗ tiến sĩ, làm quan Thái Thường. Đến đời Đường, được
phong làm thái sư Suất Canh Lệnh, cho nên còn được gọi là “Âu Dương Suất Canh”. Ông còn được
mệnh danh là Khải thư số một đời Đường, chữ của ông được nhiều người bình luận.
[3]. Nhan Chân Khanh (709 - 785) là chính trị gia thời Đường, tên tự Thanh Thần, người Vạn
Niên, Kinh Thiệu (Nay là Tây An, Thiểm Tây). Ông còn là nhà thư pháp nổi tiếng chuyên viết chữ
Khải.
[4]. Liễu Công Quyền (778 - 865). Ông là nhà thư pháp lớn thời Đường. Ông được phong hàm
Hà Đông quận công, nên về sau còn được gọi là Liễu Hà Đông. Ông là người kế tục Nhan Chân
Khanh, hậu thế gọi là “Nhan Liễu”, trở thành bản mẫu thư pháp qua nhiều thế hệ.
Vinh Giới khẽ lắc đầu. “Người ta bảo ăn nhiều thì nuốt không trôi, sao
muội không luyện tô một người để lấy sự tinh túy?”
A Vụ tô nét cuối cùng rồi mới dừng bút rửa mực, sau đó lấy khăn tay
lau mồ hôi trên trán, nhìn đã thấy dụng tâm như thế nào. A Vụ ngoảnh đầu
lại, mỉm cười nói với Vinh Giới: “Các danh gia thời cổ đại như họ Hi, Hiến,
Âu, Ngu, Nhan, Liễu, mỗi nét bút chính là một bức họa, nét chữ đều có sự
khác biệt, cốt cách cũng hoàn toàn không giống nhau. Có thể thấy, những
người xuất chúng trong môn thư pháp này đều phải có tinh thần và cốt cách
đặc biệt, mới được ca tụng là bậc thầy thư pháp. Đỗ Phủ từng nói, thay đổi
nhiều thầy có ích chính là để hiểu thầy, muội chỉ muốn tập hợp cái hay của
các danh gia lại để học hỏi mà thôi.” A Vụ nói nửa đùa nửa thật.