nhân, bà mới cảm thấy tướng công của bà thật anh minh sáng suốt, chuyện
gì cũng lường trước được.
Kẻ gây tội không có mặt ở phủ, lão thái thái và đại phu nhân muốn gây
sự cũng chẳng được, huống hồ chỗ Đổng đại nho cũng chưa thấy có tin gì là
muốn khai trừ Vinh Mân.
Một tuần sau, Đổng đại nho tuyên bố, vì sợ để sót nhân tài, những học
trò nào bị trượt lần trước sẽ được thi lại. Lần này, Vinh Giới không phụ lòng
mọi người, bước vào vòng thứ ba.
Ở vòng thứ ba này, Đổng đại nho cùng với tất cả các đệ tử phân tích,
tranh luận về lý học
[1]
, sau đó đã chọn được ba đệ tử lần lượt là nhị công tử
Đường Du, tự là Tú Cẩn của Đường Các lão; tam công tử Kỳ Duệ, tự là Mẫn
Hành của phủ Tấn Quốc Công; ngũ công tử Vinh Giới, tự là Thận Chi của
phủ An Quốc Công.
[1]. Lý học: Phái triết học duy tâm đời nhà Tống, nhà Minh - Trung Quốc.
Tin này truyền ra, Vinh tam gia vui mừng đến nỗi uống cạn một ly rượu
lớn, còn Thôi Thị cũng vô cùng mừng rỡ. An Quốc Công thì thấy chọn đứa
cháu nào cũng được, chỉ có điều ngài khá tiếc vì đó không phải là Vinh Mân.
Sắc mặt của lão thái thái và đại phu nhân thì u ám, trầm ngâm, bình tĩnh hơn
những gì A Vụ dự đoán. Chính điều này lại khiến A Vụ có dự cảm không
tốt.
Quả nhiên một tháng sau, triều đình ban thánh chỉ, Vinh tam gia biên
soạn xong cuốn Thông hải khúc, được phong làm Phó sứ, đi sứ Lưu Cầu.
Thánh chỉ vừa ban xuống, Thôi Thị đã ngất lịm.
A Vụ cảm nhận được nụ cười lạnh lùng trên khóe môi của đại phu
nhân, sau đó nàng nhờ Đường Âm nghe ngóng, quả nhiên là bà ta đã nhờ
bên đằng nhà ngoại giở thủ đoạn. Nếu không thì chuyện đi sứ lần này sẽ