bốn chữ “Vinh tam lão gia”.
Không nằm ngoài dự đoán của A Vụ, Vinh lão tam gia vừa trở về đã
được gọi lên triều gặp Hoàng đế, được Hoàng đế đặc cách đề bạt từ chức
quan lục phẩm chuyên phụ trách công việc biên soạn ở Viện Hàn Lâm thành
quan ngũ phẩm Chiêm Sự phủ Tả xuân phường Tả Dụ Đức.
Phủ Chiêm Sự thuộc cung điện của thái tử, hiện triều đình chưa lập thái
tử nên phủ Chiêm Sự vẫn để không. Chức quan Tả Hữu xuân phường cũng
không phải là chức hữu danh vô thực, trên thực tế là nơi để các quan ở Viện
Hàn Lâm biên soạn, nghiên cứu sử sách.
Chưa đầy ba tháng sau, Vĩnh Cát Xương đã được thăng lên chức Tứ
phẩm Quốc tử giám Tế Tửu.
Vinh tam gia đi sứ nước ngoài trở về thực sự gặp rất nhiều may mắn,
chỉ trong vòng vài tháng ngắn ngủi đã được thăng lên bốn cấp thành quan tứ
phẩm, và như vậy chỉ còn hai cấp nữa thôi là sẽ trở thành đại quan tam
phẩm.
Ở triều Đại Hạ, quan viên từ tam phẩm trở lên được coi là quan lớn,
được ngồi trên kiệu bốn người khênh, nếu ở trong cung còn có thể được bái
tướng phong hầu, ra ngoài cung có thể thống lĩnh một phương.
Chức tứ phẩm của Vinh tam gia coi như là quan dự bị của tam phẩm,
chỉ cần không để xảy ra sai sót thì cho dù triều đình có sắp xếp theo tuổi tác
và quyền hành thì sớm muộn ông cũng được thăng lên chức quan tam phẩm,
tiền đồ rạng rỡ.
Sau khi Vinh tam gia về phủ, Thôi Thị đem chuyện lớn nhỏ trong hai
năm qua kể lại cho ông nghe, đương nhiên không thiếu chuyện Vương di
nương qua lại với nhị lão gia, bỏ trốn khỏi phủ. Vinh tam gia nghe xong