Do vậy, Vinh Tứ dẫn A Vụ chậm rãi bước đến Thinh Lan Châu học cổ
cầm. Lúc rời Dục Tú Các, Vinh Tứ thỉnh thoảng lại ngoảnh đầu lại, A Vụ
nhìn cái cằm nghiêng và ánh mắt đố kỵ của Vinh Tứ, trong lòng thầm nghĩ
nàng đã nhìn lầm tứ cô nương, ngẫm ra cô ta cũng là người có chí tiến thủ,
chỉ e cô ta không biết mình biết người sẽ chỉ càng làm khổ mình khổ người
mà thôi.
Thầy dạy đàn nghe nói là thầy giáo tiền nhiệm của phường nhạc, họ
Cốc tên Ngọc.
Cách đánh đàn một ngón của thầy khiến người ta khâm phục. A Vụ
cũng là người thích chơi đàn, kiếp trước đã sưu tầm không ít bản nhạc cổ,
lúc thấy trong người đỡ mệt, nàng cũng hay gảy đàn để giải tỏa nỗi lòng.
Chỉ vì sức khỏe yếu nên nàng cũng không thể chơi đàn hay, có điều khả
năng thưởng thức và bình phẩm lại rất giỏi.
Nói chung người tài thường kiêu ngạo. Cốc Ngọc có làn da mịn như
ngọc, gương mặt thanh tú, dáng vẻ thùy mị tự nhiên, cằm hơi vênh lên kiêu
hãnh, so về phong thái thì hơn Bạch Tố Tâm đến vài phần.
Lúc Vinh Ngũ vội vàng bước vào, Cốc Ngọc tỏ ra không vui lườm cô ta
một cái rồi mới nói: “Hôm nay ta dạy bản nhạc mới là Hán cung thu
nguyệt
[1]
.” Nói xong cũng không cần biết mấy học trò thế nào, ngồi vào gảy
đàn ngay.
[1]. Hán cung thu nguyệt: Là một trong mười tác phẩm nổi tiếng của cổ nhạc Trung Hoa.
Đầu ngón tay lướt nhẹ trên phím đàn, tiếng nhạc du dương vang lên,
lúc gảy xong, thấy mặt Vinh Tứ và A Vụ cứ nghệt ra, còn Vinh Ngũ thì miễn
cưỡng đàn theo được mấy điệu ban đầu, Cốc Ngọc bực bội quét mắt nhìn về
phía bọn họ. “Được rồi, được rồi, ta đàn lại lần nữa.”