TỨ QUÝ CẨM - Trang 638

Trên đường đi, A Vụ và Thôi Thị nói chuyện sôi nổi, cảm giác như bầu

trời đột ngột bừng sáng. Ở trong không gian chật hẹp của phủ An Quốc
Công, ngay cả nói chuyện họ cũng phải kiềm chế.

Đến cầu Thanh Long, Khúc ma ma hầu hạ Thôi Thị và Cung nhũ mẫu

ở bên cạnh A Vụ đã đến đây từ trước để sắp xếp chuẩn bị, bước ra đón họ.

“Lão gia, phu nhân, đã sắp xếp xong ở bên trong rồi, chỉ đợi phu nhân

mở nhà kho, chọn một số vật trưng bày nữa thôi.” Khúc ma ma với gương
mặt nhăn nheo cười rạng rỡ, hình như bà còn vui hơn cả Thôi Thị. Bà chính
là ma ma tin cậy của Thôi Thị. Sau này sống trong hậu viện, thân phận của
bà sẽ càng cao.

Vinh tam lão gia được nghỉ hẳn ba ngày phép, vuốt chòm râu ra vẻ đắc

ý rồi cùng Thôi Thị và A Vụ bước vào trong.

Nhà mới không lớn, nhưng so với những ngôi nhà gần cầu Thanh Long

thì không phải là nhỏ, đó là tam tiến nhị viện

2

, bên phải còn có một khu

vườn nhỏ dài, đầy đủ vật dụng cần thiết.

[2] Tứ hợp viện còn được gọi là Tứ hợp phòng, là một hình thức kiến

trúc tổ hợp của nhà dân vùng Hoa Bắc Trung Quốc. Tứ hợp viện là khuôn
viên hình vuông hoặc hình chữ nhật, tức là ba tòa kiến trúc gồm nhà chính
và nhà ngang hướng đông- hướng tây được khép kín bằng dãy nhà có cửa ở
phía trước. Tứ hợp viện hình chữ “Khẩu” được gọi là Nhị tiến Nhất viện;
Tứ hợp viện hình chữ “Nhật” được gọi là Tam tiến Nhị viện; Tứ hợp viện
hình chữ “Mục” được gọi là Tứ tiến Tam viện. Nói chung, trong một sân
vườn, nhất tiến là dãy nhà có cửa ra vào, nhị tiến là sảnh, tam tiến hoặc sau
tam tiến là phòng ngủ hoặc nhà trong, tức không gian hoạt động của phụ nữ
và gia quyến, người thường không được tùy tiện bước vào. Gia đình A Vụ
thuộc Tam tiến nhị viện.

Bước qua cổng là vào sân, phía bên góc trái tường có một cây mai

trồng đã nhiều năm, cuối đông rồi mà vẫn rất đẹp, ở góc trên bên phải có vài

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.