trong nhà làm từ gỗ đàn, e rằng bách niên thế gia
3
cũng chưa chắc đã tìm
được đồ nào toàn vẹn thế này.”
[3] Bách niên thế gia: Ví với gia đình giàu có, hiển hách trăm năm.
A Vụ mỉm cười nói: “Đúng ạ, loại gỗ tử đàn tấm to như thế này rất
hiếm, lúc ở Giang Nam con cũng thấy người ta mua mà không mặc cả. Gặp
những đồ như thế này là phải có duyên, chi bao nhiêu ngân lượng cũng
đáng. Mà không phải nhà chúng ta cũng muốn phát triển theo hướng bách
niên thế gia ư?”
Vinh tam lão gia gật đầu. Lời A Vụ nói đã trúng ý của ông, dọn ra ở
riêng thì sau này sẽ phải tự xoay xở, ông thực sự muốn phát triển theo
hướng bách niên thế gia, và điều quan trọng nhất là giáo dục con cháu để
chúng có thành tích vẻ vang, làm nên sự nghiệp. Sự nghiệp của người đàn
ông là trị quốc, tề gia, bình thiên hạ, và việc tề gia này không chỉ riêng thế
hệ của ông.
Trang trí nội thất bằng gỗ tử đàn chính là một khởi đầu tốt đẹp. Trong
những gia đình thế tộc luôn có những đồ bền đẹp, cho dù năm tháng trôi
qua, đồ mới biến thành đồ cũ thì vẫn giữ lại được nguồn cội và nét cổ xưa.
Khi mua được gỗ tử đàn, A Vụ đã mời thợ mộc giỏi nhất vùng Giang
Nam vẽ tranh, phân loại, điêu khắc, tổng hợp thì mới có ngày hôm nay. Ban
đầu, hai thuyền chở đồ gia dụng không theo họ vào kinh mà tạm thời ở
xưởng, sau khi hoàn thành mới cho quản gia áp tải vào kinh, không ngờ thực
sự phát huy tác dụng.
Mấy đồ nội thất này đặt cạnh phòng của Vinh tam lão gia và Thôi Thị,
không đặt ở phòng tiếp khách, không muốn mang tiếng cố ý khoe khoang
giống hộ nhà giàu mới nổi.
A Vụ cũng rất phóng khoáng với bản thân, nghe nói gỗ hoàng hoa lê
4
ở
vùng Hải Nam rất tốt nên đã dặn dò mọi người lưu ý, khi đặt được nguyên