“Sang năm trồng thêm mấy cây phong lan thảo cạnh mấy khóm trúc
này thì càng tuyệt.”
Vinh tam lão gia gật đầu tâm đắc, thấy trong thư phòng có một Đa Bảo
Các dùng để đặt các đồ quý giá, ở trong góc phòng đặt bình gốm Thanh Hoa
có hình cây mai rất to dùng để cất tranh cuộn. Phía sau Đa Bảo Các là một
bàn vẽ tranh bằng gỗ tử đàn kiểu dáng giản dị, bề mặt đen bóng, bốn chân to
như cột trụ, uốn cong ra phía ngoài. Trên đó bày đồ rửa bút làm từ gốm
Thanh Hoa, giá để bút không có gì đặc biệt, nhưng bút, mực, giấy, nghiên thì
cực kỳ đáng chú ý.
Bút, là sự kết hợp giữa “mềm và rắn” ở xưởng Lưu Ly, là loại bút “Thất
tử tam dương”, cán bút có độ cứng vừa phải, lông bút là lông dê mềm mại.
Sự kết hợp giữa cứng và mềm đó sẽ viết ra chữ tròn đầy, là loại bút tốt nhất
để viết hoành phi, câu đối.
Mực, là do Xuân Tại Đường của họ Trình làm ra, một mặt khắc ba chữ
“Xuân Tại Đường”, một mặt đóng dấu triện ghi bốn chữ “Trình Thị Cúc
Trang”. Họ Trình có sở trường về làm mực, mực của Xuân Tại Đường
chuyên dùng làm cống phẩm, về sau họ Trình chia tách, con cháu đều làm
mực Xuân Tại Đường, nhưng chỉ có mực của Cúc Trang là tốt nhất.
Giấy, chính là loại giấy Giác Hoa do phủ Kỳ Vương làm ra. Trong thiên
hạ bây giờ, loại giấy đắt nhất và khó tìm nhất không gì hơn là giấy Giác Hoa
được làm bởi phủ Kỳ Vương của Tứ Hoàng tử Sở Mậu. Vinh tam lão gia mở
hộp, bên trong đặt một xấp giấy ngọc bàn
5
vuông vức rộng chừng tám tấc,
góc dưới bên trái có hình hoa đào, kèm với đó là một chữ “Kỳ” mờ mờ.
[5] Giấy ngọc bàn: Một loại giấy tốt thời cổ, màu trắng, có thể hút
nước.
“Là giấy Giác Hoa của phủ Kỳ Vương, con kiếm đâu ra vậy?” Vinh
tam lão gia thấy thứ này thì mừng rỡ, chỉ thiếu điều khoa chân múa tay nữa