TỨ QUÝ CẨM - Trang 644

Vẽ tranh, viết thư đương nhiên không vội, Vinh tam lão gia gọi A Vụ

đến thư phòng cũng không phải vì muốn nàng viết thư.

“A Vật, con nói xem Thánh thượng ban cho cha ân điển này là phúc

hay họa?” Bên cạnh Vinh tam lão gia không có mưu sĩ, hai người con trai lại
không ở bên, may mà ông còn có cô con gái thông minh, hiểu biết, thế nên
khi đã bàn chuyện, ông cũng không hề phân biệt thân phận, tuổi tác.

A Vụ cúi đầu, nàng đại khái cũng đã hiểu ý của Vinh tam lão gia. Từ

ngàn xưa, quân thần tương hỗ, nhưng cũng có khi quân thần tương tranh.
Lời quân vương nói như cung thần bắn ra, quân coi trọng quyền lực, lời thần
nói chỉ như nước, có thể làm nổi thuyền, mà cũng có thể làm lật thuyền, thế
nên các vị quân vương từ xưa đến nay đều muốn tranh giành dân quyền,
thần quyền.

Vinh tam lão gia được Long Khánh Đế trọng dụng, khó tránh khỏi băn

khoăn hoặc mình sẽ bị sai khiến hoặc bị loại bỏ. Huống hồ, trong mắt kẻ học
sĩ, quân muốn thần chết, thần không thể không chết, cha muốn con chết, con
phải nhanh chóng chết. Cha mẹ còn sống mà ra ở riêng, đó chính là sự bất
hiếu, cho dù có được Hoàng để nâng đỡ thì cũng không được phép như vậy.
Kẻ sĩ cả đời luôn coi trọng danh dự, thể diện.

“Là phúc hay họa thì còn phải xem Âm tỷ tỷ có đến nhà chúng ta hay

không đã ạ.” A Vụ nói.

A Vụ chuyển đến nhà mới, người bạn tri âm của nàng là Đường Âm

đương nhiên rất muốn đến chơi, nhưng tỷ ấy có được ra khỏi nhà hay không
thì lại còn phải xem ý của Đường phu nhân hoặc Đường Các lão.

Nếu Đường Âm vẫn được qua lại với A Vụ, vậy cái đại danh “bất hiếu”

của Vinh tam lão gia chẳng đáng ngại, dù sao thì Đường Các lão cũng đứng
đầu trăm quan, lại là người đứng đầu các quan võ, thái độ của ông sẽ đại
diện cho ý kiến của rất nhiều người.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.