A Vụ tỏ vẻ hiểu biết, người ở địa vị cao như vậy thường coi im lặng để
làm tăng khí chất, nếu không lỡ nói sai thì sẽ bị coi là ngốc, nếu nói nhiều lại
bị người ta tìm ra sơ hở.
Trước tiên, A Vụ đặt mình vào địa vị của Sở Mậu để thông cảm, sau đó
lại nghĩ đến bản thân. Nàng cảm thấy ngoài việc da mặt phải dày hơn một
chút thì đúng là không có cách nào phá vỡ được sự im lặng, thế nên nàng
đành phải tự hỏi tự trả lời: “Chắc có lẽ là ý lấy người làm gương và lấy sự
cổ kính làm gương?” Thực ra với cách hiểu thông thường thì chỉ lấy người
làm gương thôi, nhưng nếu bạn muốn đối phương cất tiếng nói thì cách tốt
nhất là cố ý giải thích sai cho đối phương nghe.
Lần này, ánh mắt Sở Mậu cuối cùng đã dừng lại trên người A Vụ, A Vụ
vội vàng vừa nói vừa cười với hắn. “Vương gia, trong Song Giám Lâu có cất
những cuốn sách quý như Thông giám
1
không?”
1. Thông giám: Chính là cuốn Tự trị thông giám, là bộ sử thư biên niên thế, nội dung của nó
bắt đầu từ Chu Liệt Vương năm 403 TCN xuống đến Chu Hiên Đức năm 959 TCN, bao quát toàn bộ
lịch sử mười sáu triều đại, hơn 1300 năm, đồng thời theo triều đại phân thành mười sáu kỷ. Tư trị
thông giám có khoảng 300 vạn chữ, lấy thời gian làm cương, thấy sự kiện làm mục, nội dung bao hàm
nhiều phương diện như: chính trị, dân tộc, kinh tế, văn hóa...
Nếu hỏi A Vụ vì sao nghe ba chữ Song Giám Lâu lại nghĩ đến cuốn
sách này, thực ra cũng có nguyên nhân cả. Sở Mậu đã có chí trị vì thiên hạ
thì chữ “Giám” trong Song Giám Lâu sẽ khó tránh được việc người ta nghĩ
đến câu “Giám vu vãng sự, hữu tư trị đạo
2
” trong Thông giám.
2. Lấy việc cũ làm gương mới có tư cách trị đạo.
Môi Sở Mậu cuối cùng cũng cong lên ba phần, bưng chén trà trên bàn
nhỏ nhấp một ngụm, hành động này nàng ngầm hiểu là sắp bắt đầu nói
chuyện dài, A Vụ nghĩ vậy.