TỨ QUÝ CẨM - Trang 853

Lối vào của Tương Tư Viên được dùng đá Thái Hồ xếp thành hình núi

Cửu Sư, trùng trùng điệp điệp, dây leo quấn xung quanh, trông vô cùng đặc
sắc, các con sư tử đá có thể ngồi mai phục hoặc nhảy lên cao. Dù A Vụ đã
từng được nhìn thấy sự kỳ diệu của khu vườn ở Giang Nam, nhưng cũng
phải thừa nhận ngọn núi Cửu Sư này vô cùng sống động. Đi tiếp về phía
trước thì càng thấy đá Thái Hồ nhẵn mịn, có chỗ đã mọc rêu, lắng nghe kĩ
thấy tiếng nước chảy róc rách tựa như tiếng đàn, cảm giác như đang ở trong
một hang núi sâu, nơi này có tên là Bát Âm Giản. Đi tiếp về phía trước, ánh
sáng dần dần hé mở, rộng rãi sáng sủa khiến lòng người sảng khoái, nước
suối chảy róc rách, uốn lượn.

A Vụ bỗng nhiên hoảng hốt, đáng lẽ nàng phải nghĩ đến phía sau

Tương Tư Viên là hồ dẫn nước vào vườn mới phải, vì trong vườn vừa có núi
vừa có nước, còn có rất nhiều bãi đất trống, đối với người khác là cảnh sắc
tuyệt hảo, nhưng đối với nàng những bước tiếp theo lại cực kỳ khó khăn vì
nàng sợ nước.

Nhưng đã đi dạo trong vườn thì không thể vừa bước vào đã ra về, nàng

đành cố bước lên phía trước, may mà hồ nước ở đây không quá rộng, nàng
có thể miễn cưỡng đối phó được. Cứ đi về hướng đông, chỗ nào có nước thì
đi vòng qua, sau đó qua cầu, không đến Phồn Hương Ổ mà quay lại về
hướng nam, đến đình Thiên Quang.

Đình Thiên Quang được xây dọc theo lưng núi Cửu Sư, nhìn từ trên

xuống sẽ thấy nhiều ngôi nhà xung quanh, hành lang kéo dài với nhiều đá và
cây đẹp, hồ rộng nước xanh ngắt.

Còn Băng Tuyết Lâm ở phía đông nam lại có cảnh sắc hoàn toàn khác,

sảnh, đường, lầu, tạ đều làm bằng gỗ và trúc, mái nhà không cong vút, trên
mái lợp bằng cỏ và cây mây, quanh tường dựng bằng những cây trúc đan,
xung quanh hang rào trồng cúc, trồng rau, hoàn toàn thôn dã. A Vụ cũng
từng muốn có một nơi như thế này để hưởng thú vui điền viên. Đương

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.