[1]. Câu này có nghĩa là: Hành động giấu tài của thánh nhân chính là gợi ý nho nhỏ cho
những người có tài.
[2]. Bố cục một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật theo truyền thống thường được chia gồm
bốn phần: Đề, Thực (hoặc Trạng), Luận, Kết. “Đề” gồm hại câu đầu trong đó câu đầu tiên gọi là câu
phá đề, câu thứ hai gọi là câu thừa đề, chuyển tiếp ý đề đi vào phần sau. “Thực” gồm hai câu tiếp
theo, giải thích rõ ý đầu bài. “Luận” gồm hai câu tiếp theo nữa, bình luận hai câu thực. “Kết” là hai
câu cuối, kết thúc ý toàn bài, trong đó câu số bảy là câu “thúc” (hay “chuyển”) và câu cuối là
“hợp”. Có người cho rằng hai câu đề giới thiệu về thời gian, không gian, sự vật, sự việc. Hai câu
thực trình bày, mô tả sự vật, sự việc. Hai câu luận diễn tả suy nghĩ, thái độ, cảm xúc về sự vật, hiện
tượng. Hai câu kết khái quát toàn bộ nội dung bài theo hướng mở rộng và nâng cao.
Thơ thất ngôn bát cú có luật lệ gò bó, khó làm nhất nhưng chính điều đó lại được người xưa ưa
thích nhất, thường dùng để bày tỏ tình cảm ý chí, ngâm vịnh, xướng họa... Và trong tất cả các kỳ thi
xưa đều bắt thí sinh phải làm.
Phá đề là phần rất quan trọng trong toàn bộ bài bát cổ văn, trong câu
phá đề của A Vụ có “thánh nhân” chỉ Khổng Tử, “người tài” chỉ Nhan
Uyên, đã là phá đề thì cho dù dùng tên của thánh hiền hay tên của bất cứ
người nào cũng phải dùng đại từ, thế nên mới dùng chữ “năng giả” thay cho
Nhan Uyên. Trong hai câu phá này, ý chỉ rõ là “giấu tài”, ngầm hiểu là “chỉ
có ta với ngươi”.
Vinh Cát Xương vốn coi hành động của A Vụ như trò trẻ con, không
ngờ mới đọc ông đã phải thốt lên: “Hay, phá đề rất khá.”
Ông lại đọc tiếp, càng đọc càng kinh ngạc, nếu không phải là người có
kinh nghiệm phong phú thì không thể làm được bài văn như vậy. Văn phong
mẫu mực, chân thật, lưu loát, thực sự là một bài văn hay, làm sao một đứa
trẻ có thể viết ra được?
Theo Vinh Cát Xương biết về A Vụ thì nàng tuyệt đối không thể làm
được bài văn này.