thì cũng sẽ không vì hắn và con gái của họ gắn bó keo sơn mà quay sang
ủng hộ hắn, điều này Sở Mậu rất hiểu.
Chuyện gia thế không tính, vậy đành phải dựa vào bản lĩnh của bản
thân thôi. A Vụ cũng coi như hiểu được con người của Sở Mậu, ai mà không
biết hắn ghét nhất là đàn bà lắm miệng, ồn ào? Năm đó trong cấm cung, mấy
phi tần bị hắn trừng trị phải phục sát đất, không ai dám làm cái chuyện “tình
cờ gặp” nữa. Không được đến tìm hắn, hắn cũng không đến gặp bạn, làm thế
nào để lôi kéo mối quan hệ? A Vụ chỉ thấy mình học nữ công của Thôi Thị
năm đó là rất đúng.
Đi vào chân sẽ thấy ấm lòng, đây chính là suy nghĩ của A Vụ.
Trên thực tế, Kỳ Vương điện hạ không thích thú gì với đôi tất hình con
vịt này vì hắn rất kén chọn trang phục, hơn nữa cũng không hợp với phẩm vị
của hắn. A Vụ thì rất tự tin cho rằng, không ai có thể thêu tranh vịt đẹp bằng
nàng.
Con người khi đã có sở trường về thứ gì đó thì khó tránh khỏi tự cao, tự
đại. A Vụ đợi bao ngày không thấy Sở Mậu trở về Ngọc Lan Đường, nghĩ
thầm sự chân thành của mình đã bị phụ lòng rồi.
Ai cũng có điểm mù quáng, A Vụ không phải là thánh nhân, đương
nhiên cũng có lúc bị chấn động. Những người được nàng tặng đồ thêu bao
gồm Vinh tam lão gia, Thôi Thị, Vinh Giới, Vinh Ngân đều suýt “cảm động
rơi nước mắt” và khen sản phẩm thêu của nàng thật tinh tế, tỉ mỉ. Trong đó,
Thôi Thị thể hiện khoa trương nhất, bà cầm chiếc khăn tay A Vụ tặng, cứ
một lát lại lấy ra tấm tắc khen.
Thôi Thị đánh giá tác phẩm ở góc độ chuyên nghiệp là hình thêu sinh
động, linh hoạt, thù ví, là tuyệt tác chưa thấy bao giờ, lại là của cô nhóc hơn
mười tuổi thì càng đáng quý.