bên tai khiến A Vụ giật mình, trong lòng ai oán kêu thầm người gì mà đi
không phát ra tiếng động nào vậy.
Thực ra A Vụ đã trách lầm Sở Mậu, nàng chơi cờ chăm chú quá nên
mới không nghe thấy tiếng bước chân lại gần đấy thôi.
“Vương gia!” Trong giọng nói của A Vụ mang theo chút hờn dỗi.
Sở Mậu thấy ngón tay A Vụ lạnh đến nỗi đỏ ửng lên thì nói: “Vào
trong nhà rồi nói.”
A Vụ gật đầu, bước theo sau Sở Mậu. “Thẩm Lão mà Vương gia vừa
nói là ai? Vì sao thiếp giải được bàn cờ này thì ông ấy lại thổ ba lít máu?” A
Vụ có chút tò mò, nàng vừa nói vừa quan sát cách bài trí ở Băng Tuyết Lâm.
Băng Tuyết Lâm không phú quý như Ngọc Lan Đường, thậm chí cũng
khác hẳn với sự hoa lệ, tinh tế trong cách ăn mặc của Sở Mậu. Nơi này trông
đơn sơ, trống rỗng, phảng phất như bước vào nơi vô cùng thanh tao. Ở chính
giữa của treo một cái biển viết ba chữ “Băng Tuyết Lâm”, bên cạnh đề câu
“Hoài bão quan cổ kim, thâm tâm thác hào tố
1
” chỉ nhìn tấm biển cũng đã
thấy được tâm tính của chủ, có ý nghĩa sâu sắc, thanh thoát đặc biệt. Trong
phòng kê một chiếc sập ngắn, dùng để ngồi và nghỉ ngơi, bên trên còn có
một chiếc bàn nhỏ đặt thanh kiếm Như Ý, góc phòng đặt một chiếc bình
màu trắng có hình hoa màu sẫm quấn xung quanh cành hoa sen, miệng bình
cắm một bó hoa lạp mai tỏa mùi hương thoang thoảng. Bên phía tay trái đặt
một chiếc tủ có ô vuông để ngăn cách không gian trong phòng, trên các ô
vuông bày bình sứ, tượng Phật bằng ngọc, hộp sách, bước vòng qua thấy
chính giữa kê chiếc bàn lớn, bên trên bày bút mực giấy nghiên, có cả cái
chặn giấy, hình như thường xuyên dùng đến nên bóng loáng, cạnh bàn có
sập nhỏ, cạnh sập đặt một vài ghế nhỏ bằng đá, trên bày đồ uống trà. Trên
tường treo loại bình sứ treo tường và đàn cổ, cách bài trí rất cổ điển, nho
nhã.