A Vụ nói rất hùng hồn, nhưng Sở Mậu lại có tâm địa hẹp hòi nên cho
rằng nàng đang vì cá nhân mình nên mới nói như vậy.
“Vương phi sống cùng ta chưa được bao ngày, sao có thể nhìn ra ta...”
Sở Mậu ngừng giây lát, có vẻ như xấu hổ khi tự khen mình. “...có thể tạo
phúc cho muôn dân trăm họ?”
Khen ngợi người khác thì cũng phải khen thích hợp, thế mới có bản
lĩnh, như thế vừa không bị mang tiếng thô tục, vừa không khiến đối phương
nghĩ rằng mình đang nịnh bợ họ. A Vụ cảm thấy hơi đau đầu, nếu là kiếp
trước, nàng sẽ liệt kê ra rất nhiều đáp án, tài văn võ song toàn của Chính
Nguyên Đế chắc chắn khiến người đời sau vô cùng ngưỡng mộ, miếu hiệu
1
của hắn còn được viết thêm chữ “tổ” nữa.
1. Miếu hiệu : Sau khi hoàng đế băng hà, ở nơi miếu thờ người ta lập bài vị thờ cúng, trên đó
có khắc tên hiệu.
Sau khi đế vương băng hà, việc lập miếu truy tôn danh hiệu tại thái
miếu rất nghiêm ngặt, nghe nói vị vua có công lập nước mới được xưng làm
thái tổ, cao tổ, con kế nghiệp được gọi là “tông”, nhưng cũng có tiền lệ gọi
vị vua kế nghiệp là tổ, ví dụ Thành tổ, nhưng đó cũng là vị vua hiền minh có
nhiều công đức. Đến khi Sở Mậu lên làm Chính Nguyên Đế, việc lên ngôi
của hắn vốn dĩ đã danh không chính, ngôn không thuận, nhưng vẫn được
miếu hiệu là “Thế tổ”, có thể thấy sự yêu mến của quần thần và dân chúng
trong thời gian hắn trị vì như thế nào.
A Vụ cho rằng với một Hoàng đế thức khuya dậy sớm, không có niềm
vui riêng, mỗi ngày đọc cả chồng sách luận ngữ, chưa bao giờ chậm trễ việc
trả lời tấu Chương, mở rộng bờ cõi, dẹp yên giặc biên cương trong vòng
năm mươi năm, chăm lo xã tắc và cuộc sống của người dân như thế thì Sở
Mậu có được chữ “tổ” cũng rất xứng đáng.
Có điều, tất cả điều này chỉ xảy ra sau khi Sở Mậu lên ngôi, còn giai
đoạn này thì hắn làm những gì? Gặp cao tăng nói chuyện về kinh Phật, cùng