TU VIỆN THÀNH PARME - Trang 36

vì ngày nay ở bên Pháp, các ông đang tự hào về sự trong sạch thánh kinh
của mình, cho nên nó có thể khiến ông bị coi là kẻ sát nhân."

Ngày nay tôi cho in cuốn truyện y nguyên như bản thảo năm 1830,

không hề thay đổi tí gì, cái đó có thể có hai điều bất lợi:

Thứ nhất là bất lợi cho bạn đọc; nhân vật Ý có lẽ ít làm cho họ thích

thú bằng nhân vật Pháp, tâm lý người xứ đó có khác nhiều với tâm lý người
Pháp; người Ý thành thực, đôn hậu, chẳng e dè nói những gì họ nghĩ, ở họ
bệnh khoe khoang chỉ diễn ra từng cơn thôi, và những lúc đó, nó trở nên
một sự say mê và mang tên là Puntiglio

[6]

. Sau hết, nghèo nàn đối với họ

không phải là điều xấu hổ.

Thứ hai là bất lợi cho tác giả. Thú thật tôi đã mạnh dạn để cho các

nhân vật mang nguyên những góc cạnh vẫn có trong tính tình họ, tuy nhiên
tôi đã phê phán rất nghiêm minh nhiều hành vi của họ, điều này tôi dám lớn
tiếng tuyên bố. Ích gì mà gán cho họ cái đạo cao đức cả, cái mỹ miều duyên
dáng của người Pháp những người yêu tiền bạc hơn gì hết vì chẳng bao giờ
phạm tội vì thù hận hay vì yêu thương? Nhưng người Ý trong truyện này
hầu như trái hẳn lại. Vả chăng, hình như hễ cứ đi hai trăm dặm lên phía bắc
thì lại gặp một cảnh vật mới và có thể viết một cuốn tiểu thuyết mới. Đã
từng quen biết, hơn thế quý mến nữ công tước Sanseverina, người cháu gái
đáng mến của ông Chanoine bảo tôi đừng thay đổi gì hết trong các sự việc
của bà công tước những sự việc đáng chê trách đó.

***

Ngày 23 tháng 1 năm 1839 Stendhal đã từ lâu mảnh đất thân thương

này gọi bảo tôì viết về nó

Ariost (Thơ trào phúng IV)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.