TU VIỆN THÀNH PARME - Trang 38

đêm tối vì chế độ chuyên chế chặt chẽ thời Charles đệ ngũ và Philippe đệ
nhị vẫn tiếp diễn, bây giờ người ta lật đổ tượng hai ông vua đó và ánh sáng
bỗng chốc tỏa ra tràn trề. Năm mươi năm qua, Tư tưởng bách khoa

[11]

tư tưởng Voltaire

[12]

càng nẩy nở ở Pháp thì bọn tu sĩ càng thét vào tai

nhân dân Milan đôn hậu rằng học chữ nghĩa hay học hỏi bất cứ cái gì cũng
đều vô ích, cứ nạp tô đầy đủ cho cha xứ và thật thà kể cho cha nghe tất cả
những tội lỗi nhỏ của mình, thì hầu như chắc chắn đã giành được một chỗ
tốt chờ sẵn trên thiên đường. Để làm chùn hoàn toàn gân cốt của một dân
tộc ngày xưa đến ghê gớm và ưa lý sự, nước Áo đã cho họ mua, với giá rẻ,
cái đặc quyền miễn đi lính bổ sung cho quân đội Áo choàng.

Năm 1796 quân đội Milan gồm hai mươi bốn tiểu tốt mặc quân phục

đỏ. Hai mươi bốn tên này hiệp đồng bảo vệ kinh thành cùng với bốn trung
đoàn thủ pháo oai vệ người kinh Hungari

[13]

. Phong tục thì hết sức lỏng

lẻo bê tha, mà tình cảm đắm say lại hiếm thấy, vả chăng ngoài sự khó chịu
phải kể hết nỗi niềm cho cha xứ, nếu không, phải sợ cảnh khánh kiệt ở ngay
từ cõi đời này! Nhân dân Milan còn mắc vào một số ràng buộc phong kiến
không phải là không nhục nhã. Chẳng hạn vị thượng công tước, em họ
hoàng đế và khâm mạng ngài cai trị tại Milan đã có sáng kiến làm lợi là
buôn lúa mì. Do đó nông dân không được bán lúa trước khi Điện hạ đổ đầy
kho vựa của ngài. Tháng 5 năm 1796, khi quân Pháp vào thành, có một họa
sĩ trẻ tuổi đi theo. Họa sĩ ấy tên là Gros

[14]

tự bấy giờ nổi tiếng. Ông

chuyên vẽ tiểu phẩm. Tính ông hơi hâm hấp. Ba hôm sau, ngồi ở đại tửu
quán Servi hồi ấy được ưa chuộng và nghe kể những thành tích của ngài
thượng công tước

[15]

, ngài cũng còn là đại tá nữa, ông bóc tờ giấy vàng

xấu xí liệt kê các thức kem lạnh dán trên tường, lật mặt sau vẽ chân dung
ngài thượng công tước to béo cùng với một người lính Pháp đang xọc lê
vào bụng ngài. Tuy nhiên máu không chảy ra mà thấy chảy ra không biết cơ
man nào là lúa mì, một khối lượng lúa mì khó có thể tin được. Ở cái xứ
chuyên chế giảo quyệt ấy, người ta không hề biết khôi hài biếm cợt, cho nên
bức tranh mà Gros để lại trên bàn cà phê được xem như một vật mầu nhiệm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.