vằng-vặc, các em rủ nhau từng đám độ 5, 10 trò từ chín mười đến mười hai,
mười ba tuổi quê quán cùng một huyện hay một phủ. Chúng hẹn gặp nhau
tại một nhà trọ nào đó , sau khi cơm nước no-nê , và khởi hành lúc thành
phố bắt đầu "đỏ đèn". Mỗi trò xách một va ly áo quần sách vở. Muốn tiện
lợi , đỡ mỏi tay xách , vài ba trò rủ nhau mượn một đòn gánh khá dài , cột
chung "va ly" thành một chùm đeo lủng lẳng ở giữa , và vài trò thay phiên
nhau khiêng trên vai , đi từng chặng đường. Dưới ánh trăng xanh , trên
đường cái quan dài thăm thẳm , hai bên là đồng ruộng mênh-mông nhái kêu
ột-ệch, các em thiếu niên vừa đùa nghịch , chuyện trò cười rỡn để quên bớt
nỗi đường xa vạn dặm.
Đường quan-lộ vắng tanh vắng teo , không một bóng người lai vãng. Đêm
đã gần khuya , các em đi hơn mười cây số , đã mệt mỏi , tiếng cười tiếng
nói thưa lần , và bắt đầu hoang mang sợ sệt... Tất cả đều lặng lẽ , âm thầm...
Một vài trò mang quốc , cũng sợ cả tiếng quốc , nên xách quốc trên tay.
Theo lời các bậc cha mẹ đã từng căn dặn trước , mỗi trò đều có đem theo
trong mình một con dao bằng sắt , hoặc cầm một nhánh dâu ( loại dâu cho
tầm ăn ) , để tự vệ trong lúc đi ngang qua nhiều nơi có "ma". Những khu
rừng rậm , những khóm cây , những gò hoang có nhiều mồ mả , những cầu
cống... đã nổi tiếng là có nhiều "ma quái" , "yêu tinh". Cha mẹ thường dặn
các trò :"Hễ gặp ma hiện hình ra , thì con lấy "roi dâu" quất nó , nó sẽ chạy
mất ! Không , thì con đái ra quần, lấy nước đái lau trên mặt , thì Ma , Yêu,
không dám hớp hồn con... Con có dao bằng sắt , Ma không dám tới gần
con... ".
Đó là những phương pháp trừ ma rất thông dụng mà em bé học trò nào
cũng biết , và cũng phòng thủ sẵn sàng trong khi đi học xa , hoặc đi về nghỉ
hè , và toàn là đi bộ.
Thời kỳ ấy , "ma quỷ" nhiều lắm. Ở khắp các nẻo đường , các gốc cây, các
nghĩa địa , các bến sông , các am miếu , ở ngay trong tỉnh thành đều có vô
số những chổ có ma . Nhưng sự thực , nghe đồn đải về ma thì nhiều , mà
chưa ai gặp một con ma , hay trông thấy một con ma lần nào.
Các em học sinh đi bộ suốt đêm như thế , cho nên lúc "gà gáy sáng" , hoặc
hừng đông thì vừa đến huyện , rồi chia tay ai về nhà nấy. Có kẻ còn đi năm