Nguyễn Vỹ
Tuấn, chàng trai đất Việt
Chương 16
Tuy ở các tỉnh đèn điện chưa có , nhưng dầu hoả đã được bán khắp các phố
, các chợ , trong những thùng thiết lớn từ Huê-Kỳ chở qua . "Đèn Huê-Kỳ",
một loại đèn bằng thuỷ tinh , để thắp với dầu hoả, cũng được bán trong các
tiệm buôn Tầu và AnNam từ tỉnh đến thôn qus6 . Chỉ nhà nghèo mới tiếp
tục thắp đèn dầu phọng , hoặc dầu dừa , mở heo.
Tại tỉnh , hai bên đường phố , ban đêm chưa có đèn. Nhưng ở các ngã tư đã
có những trụ đèn bằng sắt , đúc và chạm rất đẹp , ở bên Tây đem qua , trên
ngọn có một thứ đèn chung quanh lồng kiếng , và thắp bằng hơi acétylène .
Người ta thường gọi là đèn hơi đá , hay là đèn carbure . Cứ vào khoảng 7
giờ chiều , có một người lính vác chiếc thang trên vai , tay xách một cái đèn
carbure, đi đến từng ngã tư thành phố , nơi có trụ đèn. Anh dựng thang vào
trụ , rồi cầm một chiếc đèn leo lên thang. Gần đến ngọn , anh đưa tay lên
mở một cửa kiếng , đặt đèn vào trong. Trong đèn đã có sẵn bốn năm cục đá
carbure và nước. Anh đánh một que diêm ( loại diêm Hoa-Sen rất thông
dụng , do một hãng Pháp sản xuất tại Hàm Rồng - Thanh Hoá ). Anh châm
lửa kề miệng vòi của chiếc đèn , tự nhiên lửa phực cháy , do hơi acetylène
trong đèn phựt ra.
Đèn carbure chiếu một ánh sáng xanh dịu , mát mẻ và soi xa một vùng chu-
vi bốn năm thước. Xong rồi , anh lính trèo xuống , vác thang lên vai , tay
còn xách năm , sáu chiếc đèn nữa , đi lần lượt đến những trụ đèn khác. Cứ
cách bốn năm chục thước , nơi các con đường lớn , mới có một trụ đèn
carbure.
Tất cả các đường khác đều tối om- Om.
Thường thường một chiếc đèn carbure ngoài đường cho cháy lâu được 4
tiếng đồng hồ thôi. Thành thử , chú lính coi về việc thắp đèn phải đi thay
carbure mỗi đêm 3 lần , bất kể mưa gió , vào khoảng 7 giờ tối , 11 giờ
khuya và 3 giờ sáng. Mỗi lần , anh phải vác cái thang đi và xách theo một
thùng đá carbure, và một thùng nước lã. Lương của anh mỗi tháng 2 đồng