một mái trường lợp tranh, vách tường bằng phên tre quét vôi, nền tô xi-
măng. Ông Đốc, người Việt Nam, đã già, nói tiếng Hà Tĩnh bảo cậu:
- Trưa nay về nhà, cậu phải cúp tóc ca-rê, bỏ cái búi tóc kia đi và đừng bịt
khăn... Chiều nay cậu cúp tóc rồi Nhà Nước sẽ cho cậu một cái mũ trắng để
đội.
Chàng khúm núm, chắp hai tay cúi đầu:
- Dạ, bẩm Quan lớn, con xin tuân lệnh Quan lớn.
Quan Đốc dắt cậu xuống Lớp Năm, giao cậu cho thầy giáo. Quan Đốc và
các thầy giáo đều mặc áo dài Việt Nam nhưng đầu cúp rê, chân mang giầy
Hạ.
Tất cả các thầy công chức làm việc cho Nhà Nước ở trong tỉnh đều mặc áo
quần Việt Nam, đầu cúp ca-rê, hoặc rẽ một bên. Không có ai mặc áo Tây
cả.
Trưa hôm ấy, chàng thanh niên Lê văn Thanh về nhà thưa với cha, là ông
xã Quý, về việc cúp tóc. Ông Xã không chịu. Ông đập bàn, đập ghế, la hét
om sòm:
- Con có cha, như cái đầu có tóc. Theo phong tục nước An-Nam, con phải
để tóc, ấy là để thờ Cha Mẹ, ấy là có hiếu. Cắt tóc đi cũng như là từ bỏ cha
mẹ. Tao theo sách Thánh Hiền dạy lễ giáo từ xưa đến nay của nước An
Nam như thế. Tao đây đã 50 tuổi, ông Nội bà Nội mầy đã quá vãn rồi, mà
tao còn búi tóc, để giữ đạo làm con cho trọn chữ Hiếu. Huống chi ngày nay
tao còn sống mà mầy lại cắt cái búi tóc bỏ đi sao được! Chiều nay vô
trường thưa với Quan đốc như thế.
Nói xong, ông Xã ngồi khóc ròng rã. Chàng con trai Lê văn Thanh, cũng
khóc nức nở. Bà Xã, ở dưới bếp chạy lên nghe câu chuyện của chồng vừa
nói, cũng ngồi xuống ngạch cửa khóc hu hu . Ông Xã nói tiếp, với giọng
tức tối:
- Làm con, có cái búi tóc ở trên đầu để thờ Cha kính Mẹ mà cắt bỏ đi, thì
còn gì là Cha con, Mẹ con nữa!... Mầy mà nghe lời người ta cắt bỏ cái búi
tóc, thì là tao nhẩy xuống giếng tao tự tử!
Ông lại khóc to lên, hu! hu! hu!
Ông Xã khóc, bà Xã khóc, chàng thanh niên Lê văn Thanh cũng khóc,