TUẤN, CHÀNG TRAI ĐẤT VIỆT - Trang 260

hoàn toàn lãnh đạm, cũng như hầu hết các thầy thông, thầy phán làm việc ở
các tòa và các sở nhà nước . Ðại đa số dân chúng trong thành phố đều sung
bái cụ Phan Chu Trinh và cụ Phan Bội Châu, nhưng họ sợ tù tội, không
dám thổ lộ công khai . Sau khi nghe vụ học trò làm lễ truy điệu cụ Phan
Tây Hồ ở trên núi Xuân Quang, nhiều người chủ tiệm buôn trách móc :
"Sao mấy trò không cho tui biết với, để tui gởi nhang đèn bánh trái lên
cúng Cụ? " . Ðaị khái dư luận dân chúng trong thành phố đều hoan nghênh
vụ học trò làm lễ truy điệu cụ Phan, mặc dầu sự hoan nghênh ấy đã muộn .
Trò Tuấn cất cái băng tang trong va li để làm kỷ niệm, mãí 10 năm sau vẫn
còn .
Trong lúc ở Qui-nhơn, học trò tự động làm lễ truy điệu cụ Phan Chu Trinh
lén lút ở trên núi, thì ở nhiều nơi khác lễ truy điệu được tổ chức công khai,
như ở Saigon, Ðà Nẵng, Hà Nội . Ðặc biệt ở Saigon là nơi cụ Phan Chu
Trinh chết, đám tang của cụ đã thành ra Quốc Táng của người An nam,
trước cặp mắt thù ghét của người Pháp .
Cụ Phan mệnh chung tại một căn nhà đường Lagrandière (đường Gia Long
bây giờ ) và đám tang của cụ do một Ủy ban tổ chức gồm những nhân vật
trí thức có tên tuổi, được dân chúng tín nhiệm. Hầu hết những nhân vật ấy,
Trạng sư, Kỹ sư, Giáo sư, Ký giả, lúc bình nhật đều có thành tích hoạt động
chính trị công khai, vì Saigon là nhượng địa của Pháp theo chế độ tự do của
Pháp . Tuy thế, thanh niên và nam sinh và nữ sinh các học đường, chỉ tham
gia một phần nào thôi, dưới sự dẩn dắt của người lớn. Ở đây, mọi việc đều
có các giới trí thức lo liệu, thanh niên không có tự động tổ chức như ở các
tỉnh Trung kỳ và ở Bắc kỳ .
Lớp trẻ hăng hái hoạt động cách mạng ở Saigon trong lúc này như Nguyễn
An Ninh, Trương Cao Ðộng, Phan Văn Hùm, Diệp Văn Kỳ, v.v…và vài
năm sau có Vũ Đình Duy, Cao văn Chánh …Tuy nói là thanh niên nhưng
đã đều xấp xỉ hoặc trên 30 tuổi, và hầu hết là những trí thức đã thi đỗ Tú
tài, Cử nhân ở các đại học Pháp . Các lớp trẻ gọi là học trò từ Trung học trở
xuống hãy còn là những con chiên hiền lành, ngoan ngoãn, chưa có ý thức
rõ rệt về cách mạng, hay là theo đúng danh từ thông dụng lúc bấy giờ, là
“quốc sự" . Năm 1925-26, hai chữ “cách mạng " chưa được phổ biến trong

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.