TUẤN, CHÀNG TRAI ĐẤT VIỆT - Trang 282

nào hơn là lấy 5 xu chạy đi mua kẹo thèo lèo và chè hột sen về ăn khao với
Tuấn .
Ðêm ấy , Anh và Trâm bắt Tuấn ở lại suốt đêm để chỉ cho hai cô cách làm
thơ Ðường Luật bát cú và tứ tuyệt theo những bài Tuấn đã học trong quyển
“ Quốc văn trích điểm “ sách giáo khoa dạy Quốc văn ở các lớp trên .
Cùng một lúc thầy Ðồng sĩ Bình bị bắt ở Qui-nhơn và bị đày đi Ban Mê
THuột thì một số đông trí thức cách mạng khắp ba kỳ Trung-Nam-Bắc ,
hầu hết là lớp thanh niên đàn anh cùng lưa với thầy Bình , cũng bị bắt và
lưu đày đi khắp nơi : Côn Lôn ( Nam Kỳ ) , Lao Bảo , Ban Mê THuột (
Trung Kỳ ) , Sơn La ( Bắc Kỳ ) . Ba lao xá sau đây đều ở nơi rừng thiêng
nước độc , với đảo Côn Lôn là bốn địa ngục trần gian ghê gớm nhất , đặc
biệt để giam tù chính trị , mà lúc bấy giờ gọi là “ Tù Quốc Sự “ . Ngay
tiếng Pháp cũng chỉ riêng bốn nơi ấy là Bagnes không gọi là Prisons, và
những người bị tù ở đây là bagnards, một danh từ ghê tởm , bỉ ổi , đúng lý
ra là để cho bọn du côn cướp của giết người .
Giòng họ nhà vua ở Huế cũng có một người theo phong trào cách mạng .
Chàng vào Saigon viết báo đả-kích chế độ quân chủ , về Trung Kỳ thì đi
tuyên truyền tư tưởng dân chủ . Tên chàng là Bửu-Ðình . Bị bắt một lượt
với Ðổng sĩ Bình , bị người Pháp trao trả cho Hoàng-phái ( giòng họ Vua ) ,
Bửu –Ðình không những bị Nam-triều kết án lưu đồ , mà còn bị Tôn nhân
phủ ( Hội đồng Hoàng gia ) truất quyền mang họ Vua ( họ Bửu ) , bắt phải
tay thế bằng họ Tạ : Tạ Ðình , theo tên họ của Tạ ôn Ðình . Anh ruột của
Tuấn ở tỉnh nhà là Trần Anh Tuấn , Phán Sự Toà Sứ cũng bị bắt đày đi Ban
Mê Thuột , vì bí mật liên kết với các thanh niên hoạt động chống Pháp .
Ðược tin , trò Tuấn khóc nức nở , bỏ ăn, bỏ học cả tuần lễ , căm hờn người
Pháp hơn bao giờ hết . Vụ nắt bớ này xẩy ra khắp nước nhằm mục đích bỏ
tù hết những phần tử trí thức chống Pháp , tưởng như thế là không còn ai
chống Pháp nữa . Nhưng hậu quả trái ngược lại không ngờ : nó càng làm
sôi nổi lòng công phẩn của đám nam nữ thanh niên học sinh mà đại đa số
đều cảm phục và trìu mến các bậc trí thức đàn anh do ảnh hưởng còn sâu
đậm của hai nhà chí sĩ Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh . Hai cụ là hai
bậc Thuỷ Tổ Cách Mạng của thế hệ 1925.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.