TUẤN, CHÀNG TRAI ĐẤT VIỆT - Trang 298

Nguyễn Vỹ

Tuấn, chàng trai đất Việt

Chương 34

1926
- Phong trào học trò mặc Âu Phục bằng vải nội hoá.
- Phản ứng của các giáo sư Pháp.
- Phản ứng của giới thủ-cựu An-nam.

Một buổi sáng thứ Hai , trống đánh tựu trường được một lúc , thì ông “Ðìa
“ ( học trò gọi tắt ông Ðìa-réc-tơ Deydier ) và các giáo sư Pháp, Nam đều
hết sức ngạc nhiên thấy đa số học rò các lớp lớn từ Ðệ Nhất niên lên Ðệ Tứ
niên , đi học đều mặc âu phục . Ông Ðìa và các giáo sư đều gọi đó là “ một
cuộc cách mạng “ ! Vì lần đâù tiên học sinh Qui-nhơn , và cùng một lúc cả
học sinh toàn quốc , đi học mặc đồ Tây !
Trước đó , từ Bắc chí Nam , học trò chỉ mặc áo dài An nam , và mang guốc
, hoặc đi chưn không . Học trò Bắc kỳ mặc áo the thâm hoặc áo vải quyến
trắng . Học trò Trung kỳ mặc áo trăng đầm đen , và quần vải quyến trắng .
Học trò Nam kỳ mặc đồ bà ba trắng , chỉ có con nhà giàu sang mới mặc đồ
Tây , mang giày tây . Ở Trung kỳ và Bắc kỳ , học trò mặc đồ Tây là việc hy
hữu , dù là con nhà giàu hay con nhà quan .
Bỗng dưng , sau vụ Phan Bội Châu , Phan Chu Trinh 1925-1926 , học sinh
Trung học cả ba Kỳ đều bảo nhau mặc đồ Tây hết , và đồ Tây may bằng vải
nội hóa .
Khởi điểm phong trào đi học mặc đồ Tây là học sinh Quốc Học Huế . Còn
cuộc vận động may đồ Tây bằng vải nôị hóa lại là do học sinh trường Qui-
nhơn . Nói cho đúng với sự kiện lịch sử và xã hội , thì hai phong trào kia
đều do ảnh hưởng đời sống “Âu hóa “đã bắt đầu phát triển mạnh mẽ ở
Saigon trước tiên , từ ngày cụ Phan Chu Trinh bị Tây bắt ở Thượng Hải
đưa về Hà nội . Do cuộc tuyên truyền miệng , vì hầu hết những phong trào
toàn quốc lúc bấy giờ đều do khẩu truyền mà ra , chứ không phải do nơi cổ
động trên báo chí An nam . Suốt cả thời kỳ cách mạng tiền chiến , báo chí
đều chỉ đóng vai trò thụ động . Hoặc họ phê bình đả phá các phong trào ái

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.